Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Bạn đã biết luật cầu lông mới nhất

15 Tháng mười hai, 2023
607

Giúp bạn cập nhật nhanh nhất những điều luật cầu lông mới nhất của liên đoàn cầu lông thế giới dành cho vận động viên và trọng tài.

Nếu bạn yêu thích và đam mê môn cầu lông thì không thể bỏ qua luật thi đấu cầu lông đôi, đơn hay cầu lông nam nữ để có thể chơi tốt, thuận lợi dù thi đấu hay chỉ giao hữu mà thôi.

Để nắm chắc được luật thi đấu thì bạn cần hiểu rõ các khái niệm cơ bản trong luật thi đấu cầu lông sau đây:
Vận động viên (VĐV): để nó đến bất kỳ ai chơi cầu lông.
Trận đấu: là một cuộc thi đấu cơ bản trong cầu lông mà mỗi bên đối diện nhau trên sân gồm 1 hoặc 2 người
Thi đấu đơn: là trận đấu mà mỗi bên đối diện nhau trên sân tổng là có 2 VĐV.
Thi đấu đôi: là trận đấu mà mỗi bên đối diện nhau trên sân có tổng là 4 VĐV.
Bên giao cầu: là bên đang giữ cầu và có quyền giao cầu.
Bên nhận cầu: là bên đối diện với bên giao cầu.
Pha cầu: là một cú đánh hay một loạt nhiều cú đánh được bắt đầu bằng quả giao cầu cho đến khi cầu ngoài cuộc.
Cú đánh: là chuyển động của vợt về phía trước của VĐV

Điều 1. Sân thi đấu, thiết bị trên sân trong luật cầu lông mới nhất

  • Sân hình chữ nhật được xác định bởi các đường biên rộng 40cm. Độ dài đường chéo sân độ là 14m723. Độ dài đường chéo sân đơn là 14m366. Sân dùng cho cả thi đấu đơn và đôi.
  • Các đường biên của sân phải dễ phân biệt và tốt hơn là màu trắng hoặc màu vàng.
  • Hai cột lưới cao 1m55 tính từ mặt sân. Cột phải đủ chắc chắn và đứng thẳng khi lưới được căng trên đó. Hai cột lưới và các phụ kiện không được đặt vào trong sân
  • Hai cột lưới được đặt ngay trên đường biên đôi bất kể là trận thi đấu đơn hay đôi.
  • Tất cả các đường biên hình thành nên phần khu vực mà chúng xác định.
kích thước sân cầu lông chuẩn theo luật cầu lông thế giới

– Lưới phải được làm từ những sợi nylông (dây gai) mềm màu đậm, có độ dày đều nhau với mắt lưới không nhỏ hơn15mm và không lớn hơn 20mm.
– Lưới có chiều rộng 760mm và chiều dài ngang sân là 6,7m.
– Đỉnh lưới được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới.
– Dây lưới hoặc dây cáp được căng chắc chắn, ngang bằng với đỉnh hai cột lớn.
– Chiều cao của lưới ở giữa sân tính từ đỉnh lưới đến mặt sân là 1,254m, và cao 1,55m ở hai đầu lưới tại biên dọc sân đánh đôi.
– Không có khoảng trống nào giữa lưới và cột lưới, vao hai cột lưới.

Điều 2. Cầu thi đấu

Quả cầu phải được làm từ chất liệu thiên nhiên, hoặc tổng hợp. Cho dù quả cầu được làm từ chất liệu gì thì đặc tính đường hay tổng quát của nó phải tương tự với đường bay của quả cầu được làm từ chất liệu thiên nhiên có đế bằng Lie phủ một lớp da mỏng.

Có một số loại cầu lông phổ biến như sau:

  • Cầu lông vũ:
    + Quả cầu có 16 lông vũ gắn vào đế cầu.
    + Các lông vũ phải đồng dạng và có độ dài trong khoảng 62mm đến 72mm tính từ lông vũ cho đến đế cầu.
    + Đỉnh của các lông vũ phải nằm trên vòng tròn có đường kính từ 58mm đến 68mm.
    + Các lông vũ được buộc lại bằng chỉ hoặc vật liệu thích hợp khác.
    + Đế cầu có đường kính từ 25mm đến 28mm và đáy tròn.
    + Quả cầu nặng từ 4,74 gram đến 5,50 gram.
  • Cầu không có lông vũ:
    + Tua cầu, hay hình thức giống như các lông vũ làm bằng chất liệu tổng hợp, thay thế cho các lông vũ thiên nhiên.
    + Đế cầu tương tự như cầu có lông vũ
    + Các kích thước, trọng lượng như trên. Tuy nhiên, có sự khác biệt về tỷ lệ trọng và các tính năng của chất liệu tổng hợp so với lông vũ, nên một sai sô tối đa 10% được chấp thuận.
  • Do không có thay đổi về thiết kế tổng quát, tốc độ, đường bay của quả cầu, nên có thể thay đổi bổ sung một số tiêu chuẩn trên với sự chấp nhận của Liên đoàn thành viên liên hệ, đối với những nơi mà điều kiện khí hậu phụ thuộc vào độ cao hay khí hậu làm cho quả cầu tiêu chuẩn không còn thích hợp nữa.
luật cầu lông

Điều 3. Thử tốc độ quả cầu

Trước khi tiến hành thi đấu phải thử tốc độ của quả cầu có chuẩn không, thuận lợi không để trận đấu được diễn ra an toàn, đây là quy định có trong luật cầu lông.

  • Để thử quả cầu, một VĐV sử dụng cú đánh hết lực theo hướng lên trên từ đường biên cuối sân, đường bay của quả cầu song song với biên dọc.
  • Một quả cầu có tốc độ đúng sẽ rơi xuống sân ngắn hơn biên cuối sân bên kia không dưới 530mm và không hơn 990mm.

Điều 4. Vợt trong luật thi đấu cầu lông

  • Khung vợt không vượt quá 680mm tổng chiều dài 230mm tổng chiều rộng, bao gồm:
    + Cán vợt là phần của vợt mà VĐV cầm tay vào.
    + Khu vực đan lưới là phần của vợt mà VĐV dùng để đánh cầu.
    + Đầu vợt giới hạn khu vực đan dây.
    + Thân vợt nối đầu vợt với cán vợt.
    + Cổ vợt (nếu có) nối thân vợt với đầu vợt.

Vợt cầu lông chuẩn theo luật

  •  Khu vực đan lưới:
    + Phải bằng phẳng và gồm một kiểu mẫu các dây đan xen kẽ hoặc cột lại tại những nơi chúng giao nhau. Kiểu đan dây nói chung phải đồng nhất, và đặc biệt không được thưa hơn bất cứ nơi nào khác.
    + Khu vực đan lưới không vượt quá 280mm tổng chiều dài và 220mm tổng chiều rộng. Tuy nhiên các dây có thể kéo dài vào một khoảng được xem là cổ vợt, miễn là:
    – Chiều rộng của khoảng đan lưới nối dài này không vượt quá 35mm, và
    – Tổng chiều dài của khu vực đan lưới không vượt quá 330mm.
  • Vợt:
    + Không được gắn thêm vào vợt vật dụng khác làm cho nhô ra, ngoại trừ những vật chỉ dùng đặc biệt để giới hạn hoặc ngăn ngừa trầy mòn hay chấn động, hoặc để phân tán trọng lượng hay để làm chắc chắn cán vợt bằng dây buộc vào tay VĐV, mà phải hợp lý về kích thước và vị trí cho những mục đích nêu trên; và
    + Không được gắn vào vật gì mà có thể giúp cho VĐV thay đổi cụ thể hình dạng của vợt.

ĐIỀU 5. Luật tung đồng xu bốc thăm:

Trước khi trận đấu bắt đầu, việc tung đồng xu bắt thăm cho hai bên thi đấu được thực hiện và bên được thăm sẽ tuỳ chọn theo:
+ Giao cầu trước hoặc nhận cầu trước.
+ Bắt đầu trận đấu ở bên này hay bên kia của sân.

  • Bên không được thăm sẽ được thăm sẽ nhận lựa chọn còn lại.

Điều 6. Hệ thống tính điểm theo quy định của luật cầu lông thế giới:

  • Một trận đấu sẽ thi đấu theo thể thức ba ván thắng hai, trừ khi có sắp xếp cách khác (Xem ở phụ lục 2, phụ lục 3).
  • Bên nào ghi được 21 điểm trước sẽ thắng ván đó.
  •  Bên thắng một pha cầu sẽ ghi một điểm vào điểm số của mình. Một bên sẽ thắng pha cầu nếu: bên đối phương phạm một “Lỗi” hoặc cầu ngoài cuộc vì đã chạm vào bên trong mặt sân của họ.
  • Nếu tỉ số là 20 đều, bên nào ghi trước 2 điểm cách biệt sẽ thắng ván đó.
  • Nếu tỉ số là 29 đều, bên nào ghi điểm thứ 30 sẽ thắng ván đó.
  • Bên thắng ván sẽ giao cầu trước ở ván kế tiếp.

Điều 7. Luật cầu lông quy định về đổi sân:

  • Các VĐV sẽ đổi sân:
    + Khi kết thúc ván đầu tiên;
    + Khi kết thúc ván hai, nếu có thi đấu ván thứ ba; và
    + Trong ván thứ ba, khi một bên ghi được 11 điểm trước.
  • Nếu việc đổi sân chưa được thực hiện như nêu ở Điều 8.1, thì các VĐV sẽ đổi sân ngay khi lỗi này được phát hiện và khi cầu không còn trong cuộc. Tỷ số ván đấu hiện có vẫn giữ nguyên.

Điều 8: Quy định về giao cầu

Trong một quả giao cầu đúng:
+ Không có bên nào gây trì hoãn bất hợp lệ cho quả giao cầu một khi: cả bên giao cầu và bên nhận cầu đều sẵn sàng cho quả giao cầu. Khi hoàn tất việc chuyển động của đầu vợt về phía sau của người giao cầu, bất cứ trì hoãn nào cho việc bắt đầu quả giao cầu sẽ bị xem là gây trì hoãn bất hợp lệ;
+ Người giao cầu và người nhận cầu đứng trong phạm vi ô giao cầu đối diện chéo nhau mà không chạm đường biên của các ô giao cầu này;
+ Một phần của cả hai bàn chân người giao cầu và người nhận cầu phải còn tiếp xúc với mặt sân ở một vị trí cố định từ khi bắt đầu quả giao cầu cho đến khi quả cầu được đánh đi.
+ Vợt của người giao cầu phải đánh tiếp xúc đầu tiên vào đế cầu;
+ Toàn bộ quả cầu phải dưới thắt lưng của người giao cầu tại thời điểm nó được mặt vợt của người giao cầu đánh đi. Thắt lưng được xác định là một đường tưởng tượng xung quanh cơ thể ngang với phần xương sườn dưới cùng của người giao cầu;
+Tại thời điểm đánh quả cầu, thân vợt của người giao cầu phải luôn hướng xuống dưới;
+ Vợt của người giao cầu phải chuyển động liên tục về phía trước từ lúc bắt đầu quả giao cầu cho đến khi quả cầu được đánh đi.
+ Đường bay của quả cầu sẽ đi theo hướng lên từ vợt của người giao cầu vượt qua trên lưới, mà nếu không bị cản lại nó sẽ rơi vào ô của người nhận giao cầu (có nghĩa là trên và trong các đường giới hạn ô giao cầu đó); và
+ Khi có ý định thực hiện quả giao cầu, người giao cầu phải đánh trúng quả cầu.

  • Khi các VĐV đã vào vị trí sẵn sàng, chuyển động đầu tiên của đầu vợt về phía trước của người giao cầu là lúc bắt đầu quả giao cầu.
  • Khi đã bắt đầu, quả giao cầu được thực hiện khi nó được mặt vợt người giao cầu đánh đi, hoặc khi có ý định thực hiện quả giao cầu, người giao cầu đánh không trúng quả giao cầu.
  • Người giao cầu sẽ không giao cầu khi người nhận cầu chưa sẵn sàng. Tuy nhiên người nhận cầu được xem là đã sẵn sàng nếu có ý định đánh trả quả cầu.
  • Trong đánh đôi, khi thực hiện quả giao cầu, các đồng đội có thể đứng ở bất cứ vị trí nào bên trong phần sân của bên mình, miễn là không che mắt người giao cầu và người nhận cầu của đối phương.
quy định về giao, phát cầu lông

Điều 9: Thi đấu đơn

Ô giao cầu và ô nhận cầu:
+ Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi điểm hoặ ghi được điểm chẵn trong ván đó.
+ Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đó.

  • Trình tự trận đấu và vị trí trên sân:
    Trong pha cầu, quả cầu sẽ được đánh luân phiên bởi người giao cầu và người nhận cầu, từ bất kỳ vị trí nào phía bên phần sân của VĐV đó cho đến khi cầu không còn trong cuộc.
  • Ghi điểm, giao cầu:
    + Nếu người giao cầu thắng pha cầu, người giao cầu sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu từ ô giao cầu còn lại.
    + Nếu người nhận cầu thắng pha cầu, người nhận cầu sẽ ghi cho mình 1 điểm. Người nhận cầu lúc này trở thành người giao nhận cầu mới.

Điều 10: Luật cầu lông đánh đôi

  • Ô giao cầu và ô nhận cầu:
    + Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
    + Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi họ ghi được điểm lẻ trong ván đó.
    + VĐV có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình. Mô hình ngược lại sẽ được áp dụng cho đồng đội của người nhận cầu.
    + VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu.
    + VĐV sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi họ thắng một điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu.
    + Bất kỳ lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 11.
  • Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân:
    Sau khi quả giao cầu được đánh trả, cầu được đánh luân phiên bởi một trong hai VĐV của bên giao cầu và một trong hai VĐV của bên nhận cầu cho đến khi cầu không còn trong cuộc (Điều 14).
  • Ghi điểm và giao cầu:
    + Nếu bên giao cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu tiếp tục thực hiện quả giao cầu từ ô giao cầu tương ứng còn lại.
    + Nếu bên nhận cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi cho mình một điểm. Bên nhận cầu lúc này trở thành bên giao cầu mới
  • Trình tự giao cầu:
    Trong bất kỳ ván nào, quyền giao cầu cũng được chuyển tuần tự:
    + Từ người giao cầu đầu tiên khi bắt đầu ván đấu ở ô giao cầu bên phải,
    + Đến đồng đội của người nhận cầu đầu tiên. Lúc này quả giao cầu được thực hiện từ ô giao cầu bên trái,
    + Sang đồng đội của người giao cầu đầu tiên,
    + Đến người nhận cầu đầu tiên,
    + Trở lại người giao cầu đầu tiên, và cứ tiếp tục như thế…
  • Không VĐV nào được giao cầu sai phiên, nhận cầu sai phiên, hoặc nhận hai quả giao cầu liên tiếp trong cùng một ván đấu, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 11.
  • Bất kỳ VĐV nào của bên thắng ván cũng có thể giao cầu đầu tiên ở ván tiếp theo, và bất kỳ VĐV nào của bên thua ván cũng có thể nhận cầu đầu tiên ở ván tiếp theo.

Điều 11: Quy định về lỗi ô giao cầu:

  • Lỗi ô giao cầu xảy ra khi một VĐV:
    + Đã giao cầu hoặc nhận cầu sai phiên; hay
    + Đã giao hoặc nhận cầu sai ô giao cầu.
  • Nếu một lỗi ô giao cầu được phát hiện, lỗi đó phải được sửa và điểm số hiện có vẫn giữ nguyên.

Điều 12: Quy định về phạm lỗi trong luật cầu lông cập nhật

Sẽ là “Lỗi”:

  • Nếu giao cầu không đúng luật (Điều 8).
  • Nếu khi giao cầu, quả cầu:
    + Bị mắc trên lưới và bị giữ lại trên lưới;
    + Sau khi qua lưới bị mắc lại trong lưới; hoặc
    + Được đánh bởi đồng đội người giao cầu.
  • Nếu trong cuộc, quả cầu:
    + Rơi ở ngoài các đường biên giới hạn của sân (có nghĩa là không ở trên hay không ở trong các đường biên giới hạn đó);
    + Bay xuyên qua lưới hoặc dưới lưới;
    + Không qua lưới;
    + Chạm trần nhà hoặc vách;
    + Chạm vào người hoặc quần áo của VĐV;
    + Chạm vào bất kỳ người nào hay vật nào khác bên ngoài sân;
    ( Khi cần thiết do cấu trúc nơi thi đấu, thẩm quyền cầu lông địa phương có thể, dựa vào quyền phủ quyết của Liên đoàn thành viên của mình, áp dụng luật địa phương cho trường hợp cầu chạm chướng ngại vật)
    + Bị mắc và dính trên vợt khi thực hiện một cú đánh;
    + Được đánh hai lần liên tiếp bởi cùng một VĐV với hai cú đánh. Tuy nhiên, bằng một cú đánh, quả cầu chạm vào đầu vợt và khu vực đan lưới của vợt thì không coi là một “Lỗi”;
    + Được đánh liên tục bởi một VĐV và một VĐV đồng đội; hoặc
    + Chạm vào vợt mà không bay vào phần sân của đối phương.
  • Nếu, khi quả cầu trong cuộc, một VĐV:
    + Chạm vào lưới, các vật chống đỡ lưới bằng vợt, thân mình hay quần áo;
    + Xâm phạm sân đối phương bằng vợt hay thân mình, ngoại trừ trường hợp người đánh có thể theo quả cầu bằng vợt của mình trong quá trình một cú đánh sau điểm tiếp xúc đầu tiên với quả cầu ở bên lưới của phần sân người đánh;
    + Xâm phạm sân của đối phương bên dưới lưới bằng vợt hay thân mình mà làm cho đối phương bị cản trở hay mất tập trung; hoặc
    + Cản trở đối phương, nghĩa là ngăn không cho đối phương thực hiện một cú đánh hợp lệ tại vị trí quả cầu bay qua gần lưới;
    + Làm đối phương mất tập trung bằng bất cứ hành động nào như la hét hay bằng cử chỉ
  • Nếu một VĐV vi phạm những lỗi hiển nhiên, lặp lại, hoặc nhiều lần theo Điều 16.

Điều 13: Giao cầu lại:

  • “Giao cầu lại” do Trọng tài chính hô, hoặc do một VĐV hô (nếu không có Trọng tài chính) để ngừng thi đấu.
  • Sẽ là “giao cầu lại” nếu:
    + Người giao cầu giao trước khi người nhận cầu sẵn sàng (Điều 9).
    + Trong khi giao cầu, cả người giao cầu và người nhận cầu cùng phạm lỗi;
    + Sau khi quả giao cầu được đánh trả, quả cầu bị:
    – Mắc trên lưới và bị giữ lại trên lưới, hoặc
    – Sau khi qua lưới bị mắc lại trong lưới;
    + Khi cầu trong cuộc, quả cầu bị tung ra, đế cầu tách rời hoàn toàn khỏi phần còn lại của quả cầu;
    + Theo nhận định của Trọng tài chính, trận đấu bị gián đoạn hoặc một VĐV của bên đối phương bị mất tập trung bởi Huấn luyện viên của bên kia;
    +  Nếu một Trọng tài biên không nhìn thấy,Trọng tài chính không thể đưa ra quyết đinh.
    +  Trường hợp bất ngờ không thể lường trước xảy ra.
  • Khi một quả “Giao cầu lại” xảy ra, pha đấu từ lần giao cầu vừa rồi sẽ không tính, VĐV nào vừa giao cầu sẽ giao cầu lại.

Điều 14: Cầu không trong cuộc:

Một quả cầu là không trong cuộc khi:

  • Cầu chạm vào lưới hay cột lưới và bắt đầu rơi xuống mặt sân phía bên này lưới của người đánh;
  • Chạm mặt sân; hoặc
  • Xảy ra một “Lỗi” hay một quả “Giao cầu lại”
luật thi đấu cầu lông đôi, đơn mới nhất

Điều 15: Thi đấu liên tục, lỗi tác phong đạo đức và các hình phạt:

  • Thi đấu phải liên tục từ quả giao cầu đầu tiên cho đến khi trận đấu kết thúc.
  • Các quãng nghỉ:
    + Không quá 60 giây trong một ván khi một bên ghi được 11 điểm.
    + Không quá 120 giây giữa ván đầu tiên và ván thứ hai, giữa ván thứ hai và ván thứ ba đượi phép trong tất cả các trận đấu.
    (Đối với trận đấu có truyền hình, trước khi trận đấu diễn ra, Tổng trọng tài có thể quyết định các quãng nghỉ nêu ở Điều 16 là bắt buộc và có độ dài cố định cho phù hợp).
  • Ngừng thi đấu:
    + Khi tình thế bắt buộc không nằm trong kiểm soát của VĐV, Trọng tài chính có thể cho ngừng thi đấu trong một khoảng thời gian xét thấy cần thiết.
    + Trong những trường hợp đặc biệt, Tổng trọng tài sẽ chỉ thị Trọng tài chính cho ngừng thi đấu.
    + Nếu trận đấu được ngừng, tỷ số hiện có vẫn giữ nguyên và trận đấu vẫn tiếp tục trở lại từ tỷ số đó.
  • Trì hoãn trong thi đấu:
    + Không được phép trì hoãn trong mọi trường hợp để giúp VĐV phục hồi thể lực hoặc nhận sự chỉ đạo.
    + Trọng tài chính là người duy nhất quyết định về mọi sự trì hoãn trong trận đấu.
  • Chỉ đạo và rời sân
    + Trong một trận đấu, chỉ khi cầu không trong cuộc (Điều 15), thì một VĐV mới được phép nhận chỉ đạo.
    + Trong một trận đấu, không một vận động viên nào được phép rời sân nếu chưa có sự đồng ý của Trọng tài chính ngoại trừ trong các quãng nghỉ như nêu ở điều 16.
  • Một VĐV không được phép:
    + Cố tình gây trì hoãn hoặc ngưng thi đấu;
    + Cố tình sửa đổi hoặc phá hỏng quả cầu để thay đổi tốc độ hoặc đường bay của quả cầu;
    + Có tác phong thái độ gây xúc phạm.
    + Phạm lỗi tác phong đạo đức mà không có ghi trong Luật cầu lông.
  • Xử lý vi phạm:
    + Trọng tài chính sẽ áp dụng Luật đối với bắt cứ vi phạm nào về các Điều 16 bằng cách:
    – Cảnh cáo bên vi phạm;
    – Phạt lỗi bên vi phạm nếu trước đó đã cảnh cáo. Một bên vi phạm hai lỗi như vậy được xem là một vi phạm liên tục.
    + Trong trường hợp vi phạm hiển nhiên. Các vi phạm liên tục, hoặc vi phạm vào Điều 16, Trọng tài chính sẽ phạt lỗi bên vi phạm và báo cáo ngay với Tổng trọng tài, người có quyền truất quyền thi đấu của bên vi phạm.

ĐIỀU 16: Các nhân viên và việc khiếu nại theo quy định của luật cầu lông

Tổng trọng tài là người chịu trách nhiệm toàn diện cho một giải thi đấu hay một nội dung thi đấu là một phần trong đó.

  • Trọng tài chính, khi được bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về trận đấu, sân và khu vực xung quanh. Trọng tài chính sẽ báo cáo cho Tổng trọng tài.
  • Trọng tài giao cầu sẽ bắt các lỗi giao cầu của người giao cầu nếu có xảy ra (Điều 9).
  • Trọng tài biên sẽ báo cho trọng tài chính quả cầu “Trong” hay “Ngoài” đường biên của người đó phụ trách.
  • Quyết định của một nhân viên sẽ là quyết định sau cùng về mọi yếu tố nhận định xảy ra mà nhân viên đó có trách nhiệm, ngoại trừ nếu, theo nhận định của Trọng tài chính hoàn toàn chắc chắn rằng Trọng tài biên đã có quyết định sai, khi đó Trọng tai chính sẽ phủ quyết Trọng tài biên.
  • Một trọng tài chính sẽ:
    + Thi hành và duy trì Luật cầu lông, và đặc biệt hô kịp thời “Lỗi” hoặc “Giao cầu lại’ nếu có tình huống xảy ra;
    + Đưa ra quyết định về bất cứ khiếu nại nào liên quan đến điểm tranh chấp, nếu khiếu nại đó được thực hiện trước khi quả giao cầu kế tiếp được giao;
    + Đảm bảo cho các VĐV và khán giả được thông tin đầy đủ về diễn biến của trận đấu;
    + Bổ nhiệm hay thay đổi các Trọng tài biên hoặc Trọng tài giao cầu khi có hội ý với Tổng trọng tài;
    + Ở vị trí trên sân thiếu nhân viên phụ trách, thì bố trí để thi hành các trách nhiệm này;
    + Ở vị trí mà nhân viên được bổ nhiệm bị che mắt, thi thực hiện các trách nhiệm của nhân viên này, hoặc cho “Giao cầu lại”;
    + Ghi nhận và báo cáo với Tổng trọng tài về tất cả các vấn đề có liên quan đến Điều 16; và
    + Trình cho Tổng trọng tài tất cả các khiếu nại chưa giải quyết thoả đáng về Luật mà thôi. (Những khiếu nại như thế phải được thực hiện trước khi quả giao cầu kế tiếp được đánh, hoặc nếu ở cuối trận đấu, thì phải thực hiện trước khi bên khiếu nại rời sân).

Trên đây là các quy định trong luật cầu lông mới nhất được cập nhật liên tục. Bạn chắc chắn không thể bỏ qua nếu là một người đam mê môn thể thao này đâu nhé.

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.