Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Các bước thi công một sân cầu lông đạt chuẩn thi đấu

15 Tháng mười hai, 2023
765

Mặt sân cầu lông là yếu tố đặc biệt quan trọng cho người chơi, bởi chúng đảm bảo an toàn, thẩm mỹ cho nên cần được thực hiện tỉ mỉ và chính xác ở mọi công đoạn nhằm mang đến một bề mặt sân thật sự hoàn hảo. Vậy liệu bạn có bao giờ tò mò quy trình thi công một sân cầu lông đạt chuẩn thi đấu như thế nào không ? Cùng FBShop tìm hiểu nhé!

1. Kích thước sân cầu lông đạt chuẩn

Việc biết được diện tích, kích thước sân cầu lông là yếu tố quan trọng để giúp đảm bảo việc xây dựng đúng, đạt tiêu chuẩn.

Kích thước sân cầu phục vụ thi đấu đôi

  • Chiều dài: 13, 4m, chia làm 2 phần đều như nhau, mỗi phần là 6,7m.
  • Chiều rộng sân: 6,1m.
  • Độ dài đường chéo sân: 14,7m.

Kích thước của sân cầu lông dành cho thi đấu đơn

Loại sân này sẽ có chiều rộng bớt đi và đường dịch vụ ở phía sau sẽ trở thành đường sau.

  • Chiều dài sân: 13,4m
  • Chiều rộng sân: 5,18m.
  • Độ dài đường chéo sân: 14,3m.
Các bước thi công một sân cầu lông

Các bước thi công một sân cầu lông

2. Yêu cầu kĩ thuật đối với sân cầu lông

2.1. Bề mặt của sàn

Mặt sân cầu lông có thể kết thành từ nhiều vật liệu như: sàn dành cho thể thao đa năng, sân làm bằng gỗ trong nhà hay bề mặt nhựa bằng cao su tổng hợp. Tuy nhiên, ở bài viết này chúng tôi sẽ nói cụ thể hơn về sàn bê tông và nhựa nóng nóng Asphalts thường được sử dụng thi công sân cầu lông ngoài trời. Nền xi măng có độ dày 10 cm, mạc bê tông ( bê tông nhựa ) tối thiểu 200 Mpa, bề mặt phẳng nhẵn, không gồ ghề.

Độ dốc sân tối thiểu là 0.83% và tối đa là 1%. Bên cạnh đó, yêu cầu mặt sân cần được làm phẳng, không có vị trí nào đọng nước 1,2mm (kiểm tra bằng mặt tiền đồng xu). Với sân cầu lông ngoài trời, nền sân là yếu tố rất quan trọng. Với nền sân đã cứng, khi thi công chúng ta chỉ cần lên cấp phối đá và cát trung bình khoảng 25cm – 30cm. Ngược lại, nếu nền móng yếu, bạn cần phải đóng cọc bê tông và cao độ sẽ thay đổi tùy theo hiện trạng. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các khe co giãn nhiệt với nền sân cầu lông. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, và khâu xử lý khi sơn sơn cầu lông sau này. Đường kẻ line sân cầu lông phải là 40 mm, có thể vẽ bằng phấn hoặc bất kỳ loại bột nào. Đồng thời, bạn cũng có thể thiết kế hàng rào bảo vệ quanh sân cầu lông bằng các ống sắt.

2.2. Lưới thi đấu dành cho sân cầu lông

Lưới thi đấu cần chắc chắn, để giữ được độ vững chắc khi trời có gió hay mưa. Có thể điều chỉnh lưới và chiều cao lưới cho phù hợp. Chất liệu lưới có thể bằng nhựa vinyl, nylonor polyetylen đảm bảo độ bền theo thời gian. Lưới cần có chiều cao 1.52m tính từ tâm của sân và 1.55m ở các đầu cực. Độ dày lưới dao dao động từ 15- 20mm. Và nên chọn lưới có màu tối để lắp đặt cho sân cầu lông.

2.3. Hệ thống chiếu sáng sân cầu lông

Nếu bạn thường chơi cầu lông vào ban đêm, hãy bố trí đèn pha LED khoảng 400 W. Chiều cao cột đèn LED nên khoảng 8 đến 9 mét. Với những thông số trên, bộ đèn pha LED sẽ cho ánh sáng rõ ràng, chân thực, không làm ảnh hưởng đến khả năng thi đấu của người chơi.

Các bước thi công một sân cầu lông

Các bước thi công một sân cầu lông

3. Các bước thi công một sân cầu lông đạt chuẩn

3.1. Chuẩn bị bề mặt thi công cho sân cầu lông

Trước khi thi công bạn cần thực hiện làm sạch bề mặt cho sàn. Dùng máy mài để loại bỏ rong rêu, xử lý các khuyết điểm, cùng các vết nứt của bề mặt sân. Việc chuẩn bị bề mặt sàn cần đảm bảo phẳng, mịn, không còn bất cứ khuyết điểm nào.

Đối với bề mặt bê tông mới thi công cần đợi sau 17 ngày mới tiến hành thi công được.

3.2. Phủ chống thấm cho sân

Lớp chống thấm là lớp đầu tiên giúp mang đến khả năng chống thấm cho mặt sân sau này, giúp sân có độ bền cao. Lớp phủ này mang đến khả năng chống chịu nước tốt, cùng với đó là khả năng bám tốt ở trên bề mặt sân bê tông.

3.3. Thi công lớp sơn lót

Lớp sơn lót cũng có vai trò khá quan trọng, đây là lớp trung gian giúp tạo được tính liên kết giữa lớp sơn chống thấm với lớp sơn ở bề mặt.

3.4. Thi công lớp đệm

Sân có thể thi công từ 2 – 3 lớp đệm đen để giúp mang lại hiệu quả giảm chấn. Sau mỗi lớp bạn cần thực hiện mài xử lý và kiểm tra tính động vũng. Trường hợp bề mặt bị đọng vũng thì sẽ cần phải xử lý hoàn toàn.

Lớp đệm đen có vai trò làm tăng tính đàn hồi cho sân, nhờ đó mà các vận động viên có thể di chuyển linh hoạt hơn. Bên cạnh đó chúng còn có tác dụng giảm các chấn thương không đáng có trong quá trình luyện tập và thi đấu.

3.5. Thi công phủ màu sân cầu lông

Đây là lớp sơn cuối cùng của sân, lớp sơn này yêu cầu cao về độ ma sát và cần phải đảm bảo được tính thẩm mỹ cao.

Có thể thực hiện thi công từ 2 – 3 lớp sơn cho mặt sân thể thao pha thêm cát thạch anh mịn chuyên dụng. Cát thạch anh có tác dụng nhằm giúp tăng tính ma sát cho sân.

Có thể thấy, đây là công đoạn rất quan trọng, vì thế yêu cầu được thực hiện bởi những người thợ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm để đảm bảo gạt lớp sơn được mịn và bằng phẳng.

 

3.6. Thi công kẻ vạch sân cầu lông

Đường line của sân thường là màu trắng hoặc vàng, màu sắc này có tác dụng giúp tăng khả năng nhìn của vận động viên. Các đường line của sân được đánh dấu trước theo bảng vẽ bởi băng dính giấy 1 mặt.

Tiếp đó, thi công sơn theo các đường đã cố định. Khi sơn đã khô chúng ta sẽ tháo băng dính và kiểm tra, làm vệ sinh bề mặt là đã có thể bàn giao công trình được cho chủ đầu tư.

Các bước thi công một sân cầu lông

Các bước thi công một sân cầu lông

4. Các loại mặt sân thường gặp

  • Sân cầu lông trong nhà sử dụng thảm PVC
  • Sân cầu lông sử dụng sơn Acrylic
  • Sân cầu lông sử dụng keo Silicon PU
  • Sân cầu lông dùng sàn gỗ

Trên đây là bài viết chia sẻ quy trình thi công sân cầu lông đạt chuẩn. Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể tham khảo được các bước để tạo nên một sân cầu lông đúng quy cách và giúp ích cho các bạn có nhu cầu muốn làm một sân để tập luyện và thi đấu trong tương lai.

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.