Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Các điểm tiếp xúc cầu trong từng kĩ thuật đánh cầu lông

15 Tháng mười hai, 2023
3224

Cầu lông là một trong những môn thể thao chuyên nghiệp có nhiều giải đấu quốc tế lớn. Đây là môn thể thao không chỉ rèn luyện thể chất mà còn mang lại nguồn năng lượng tích cực và giải tỏa căng thẳng. Khi chơi cầu lông ai cũng mong muốn mình là người chiến thắng. Một trong những điều quan trọng khi thực hiên các kĩ năng chơi cầu đó là điểm tiếp xúc giữa cầu và mặt vợt hay còn gọi là điểm tiếp xúc cầu.

Hãy cùng Fbshop tìm hiểu thêm về điểm tiếp xúc cầu trong tấn công phòng thủ trong bài viết dưới đây nhé

1. Quy luật bay của cầu

Với thiết kế đặc trưng của quả cầu nên khi bay trong không gian cầu luôn bay theo một quy luật nhất định đó là phần đế cầu bay trước, phần cánh cầu bay sau. Để thực hiện được một đường cầu hiệu quả, VĐV cần phải xác định hướng bay đến của cầu để tiếp xúc vào đế cầu với một góc độ hợp lý. Tuỳ theo ý đồ chiến thuật đánh cầu đi xa hay gần, đường thẳng hay đường chéo mà VĐV sử dụng góc độ cánh tay và thân người cho phù hợp. Có 3 hướng cầu cơ bản sau:

  • Cầu bay trong không gian luôn luôn theo một qui luật nhất định đó là: Phần đầu cầu luôn luôn bay trước, phần cánh cầu bay sau.
  • Trong trường hợp cầu bay có hướng đi chếch ( không vuông góc với mặt đất) thì ta mở góc độ mặt vợt từ 130 – 145 độ. Tuỳ theo ý đồ đánh cầu đi xa hay gần mà góc độ của cánh tay và mặt vợt được mở cho hợp lý.
  • Khi cầu rơi trong tình trạng tự do có hướng vuông góc với mặt đất (những đường cầu cao sâu) thì góc độ mặt vợt tiếp xúc được mở 160 – 175 độ. Tuỳ theo ý đồ đánh trả theo đường thẳng hay đường chéo mà mở góc độ cánh tay và thân người cho phù hợp.
Các điểm tiếp xúc cầu trong từng kĩ thuật đánh cầu lông

Các điểm tiếp xúc cầu trong từng kĩ thuật đánh cầu lông

2. Điểm rơi

Trong cầu lông điểm rơi là điểm tiếp xúc giữa cầu và mặt đất trong phạm vi toàn sân. Sử dụng yếu tố điểm rơi tốt sẽ luôn toạ cho đối phương những tình huống bất ngờ bị động, luôn luôn phải di chuyển trong phạm vi của sân mình để đỡ cầu. Sử dụng tốt điểm rơi là một yếu tố có thể ăn điểm trực tiếp trong thi đấu.

Để vận dụng tốt yếu tố điểm rơi phong độ tốt nhất. Người chơi thường vận đụng các chiến thuật linh hoạt biến hoá, sử dụng các đường cầu ngắn, dài và thẳng hoặc chéo với tốc độ nhanh để đánh cầu. Để vận dụng các yếu tố điểm rơi cần chú ý:

  • Áp dụng biến hoá các đường cầu dài, ngắn, thẳng hoặc chéo. Đặc biệt chú ý đến 4 góc sân.
  • Đánh cầu vào nơi xa vị trí chuẩn bị của đối phương. Trong tập luyện không nên chú trọng một đường câu cơ bản nào mà cần phải phối hợp hài hoà các đường cầu một cách linh hoạt, kết hợp với các yếu tố sức mạnh và tốc độ để giàng điển trong thi đấu.

3. Các điểm tiếp xúc cầu

3 kĩ thuật phông cầu, đập cầu, chém cầu, Vợt của bạn nên tiếp xúc với quả cầu ở vị trí cao nhất có thể và đầu vợt di chuyển thẳng về phía trước hoặc hướng xuống dưới.

Điểm tiếp xúc cầu trong đập cầu : Tiếp xúc cầu và vợt chếch trước trán một vòng tay với cộng vợt , cách trán khoảng 80-90 cm. Trong quá trình thực hiện động tác, trọng tâm lại chuyển từ chân sau ra trước, đồng thời gập nhanh thân người phối hợp lực đập cầu. Chú ý sử dụng động tác gập cổ tay khi tiếp xúc để cầu đi cắm hơn.

Phông cầu : Chân đứng vững, từ từ xoay hông, lưng, vai, kết hợp tay thuận giờ cao đánh vào quả cầu ở vị trí cao nhất. Chú ý mặt vợt phải tiếp xúc vuông góc với đường cầu để cầu đi nhanh và xa nhất.

Chém cầu lông là 1 trong những kỹ thuật hết sức cơ bản và được sử dụng tương đối nhiều khi ngươi chơi hoặc VĐV tham gia thi đấu. Thực hiện kỹ thuật chém cầu lông với mục đích là làm cho trái cầu có điểm rơi gần sát với lưới, hoặc đối phương bị phán đoán sai điểm rơi của cầu. Kỹ thuật chém cầu lông hay kỹ thuật cắt cầu, chặt cầu là những từ chuyên môn trong cầu lông dùng đề chỉ một kỹ thuật xử lí quả cầu, một đòn đánh, một động tác có điểm tiếp xúc với cầu và chủ yếu là đánh từ trên cao và ở phía cuối sân. Kỹ thuật chém cầu lông được thực hiện với động tác kỹ thuật  giống với động tác phông cầu và đập cầu nhưng chỉ khác khi mặt vợt tiếp xúc với cầu không chính diện, vuông góc như trong phông và đập cầu.

Bỏ nhỏ: khi vợt đưa đến điểm cao nhất, cẳng tay xoay ra ngoài cổ tay từ duỗi sau chuyển sang hơi gập , ngón trỏ và ngón cái của tay cầm vợt kẹp chặt vợt, ngón giữa, ngón áp út nắm nhẹ vợt, dùng lực vung cổ tay và ngón tay vê cầu vào phần phía dưới bên phải của núm cầu làm cho cầu xoáy và lật qua lưới.

Các điểm tiếp xúc cầu trong từng kĩ thuật đánh cầu lông

Các điểm tiếp xúc cầu trong từng kĩ thuật đánh cầu lông

3. Cách để thực hành hiệu quả

Để nâng cao hiệu quả, cải thiện thành tích trong luyện tập và thi đấu cầu lông, lực tay, cảm giác vợt và cầu,… là những kỹ thuật vận động viên cần luyện tập và lưu ý. Những bài tập cầu lông cơ bản sẽ giúp người chơi cải thiện được thành tích hiệu quả.

3.1 Bài tập cầu lông cơ bản với kỹ thuật cầm vợt

  • Để trở thành vận động viên cơ bản, bên cạnh nắm chắc kỹ thuật, lối đánh cầu khó, người chơi cần luyện tập thường xuyên những bài tập cơ bản giúp cải thiện thành tích. Đặc biệt với kỹ thuật cầm vợt cũng cần luyện tập chăm chỉ.
  • Vận động viên nên cầm vợt theo chiều nằm ngang, tay không thuận cầm lấy cổ vợt, tay thuận xòe ra đặt sát mặt vợt. Bạn dùng tay thuận vuốt nhẹ từ mặt vợt xuống dưới phần cán. Khi tay đi đến phần cán vợt, ngón cái và ngón trỏ tạo thành góc nhọn nắm chặt lấy cán vợt.
  • Ngón tay trỏ nằm cách những ngón tay còn lại khoảng 1cm. Mặt vợt và chiều dẹt của cẳng tay cùng nằm trên một mặt phẳng không gian. Khi cầm vợt, tay thuận cầm vợt phải hết sức thoải mái. Có như vậy, vợt mới điều khiển linh hoạt được. Không nên cầm quá gò bó, cứng nhắc sẽ làm cản trở động tác đánh cầu.

3.2 Thực hiện cách phát cầu hiệu quả

Có rất nhiều cách phát cầu cơ bản bạn cần nắm vững khi bước lên sân tập và thi đấu. Thông thường, bao gồm 4 cách:

  • Phát cầu thuận tay cao sâu
  • Phát cầu trái tay thấp gần
  • Cách phát cầu cao tay
  • Cách phát cầu thấp tay

Dù sử dụng cách phát cầu lông nào, người chơi cũng cần tuân thủ đúng kỹ thuật. Đây được coi là sự khởi đầu thuận lợi trong tổ chức tấn công. Việc giành quyền chủ động hay rơi vào thế bị động đều nằm ở chất lượng quả phát cầu đầu tiên này.

3.3 Luyện tập cổ tay bằng chai nước

  • Luyện tập cổ tay bằng chai nước là bài tập nằm top được các vận động viên sử dụng nhiều và thường xuyên nhất. Bởi phương pháp tập này vô cùng đơn giản, tiện lợi, ở bất cứ đâu cũng có thể luyện tập, mà hiệu quả đạt được cao. Bạn có thể sử dụng một chai nước nhỏ ở bất kỳ đâu như nơi làm việc, địa điểm đi chơi,… sau đó gấp cổ tay đều theo tư thế như đang đánh cầu.
  • Bạn có thể sử dụng vật dụng chuyên nghiệp để luyện tập cổ tay là Power Ball. Dụng cụ này cũng mang lại hiệu quả tương tự với chai nước, thậm chí còn hơn hẳn. Power Ball được thiết kế dạng bóng tròn, bên trong có vòng gia tốc để bạn có thể xoay tròn giúp cổ tay bạn linh hoạt hơn rất nhiều.

3.4 Tập phản xạ nhanh trong thi đấu cầu lông

  • Tập phản xạ nhanh tại nhà giúp bạn tăng khả năng đánh giá đối thủ, phản xạ hướng đi của cầu trong thi đấu cam go. Bạn chỉ cần một không gian không cần quá hiện đại, chỉ cần có bức tường là được. Bạn sẽ đứng cách bức tường khoảng 2-3m. Sau đó, đánh cầu vào tường để cầu bật nảy ra, rồi cứ vòng tuần hoàn này lập đi lập lại là được.
  • Dần dần, bạn nâng cao thực hiện những cú đánh khó, nhanh và mạnh hơn. Đồng thời, thay đổi nhiều hướng đánh, hướng xoay vợt, đánh trên, dưới, vòng, ve… Bạn càng thêm vào nhiều chiêu khó đánh, khả năng phản xạ nhạy bén càng tăng cao. Ngoài luyện tập phản xạ, bài tập này giúp bạn tập cách khống chế cầu với nhiều tư thế khác nhau.

3.5 Tập cầu lông cơ bản với kỹ năng di chuyển

Việc tập luyện kỹ năng di chuyển nhanh nhẹn, uyển chuyển sẽ là một trong các bài tập bổ trợ cầu lông tốt nhất cho bạn. Hầu hết các vận động viên cầu lông đều đồng ý rằng đứng im tại một vị trí sẽ là tư thế thuận lợi để thực hiện cú đánh mạnh và hiểm. Bởi vậy, nếu kỹ thuật của bạn hoàn hảo, nhưng kỹ năng di chuyển yếu kém, không tìm được vị trí tốt nhất trên sân để đánh cầu trong tình thế căng thẳng thì khả năng chiến thắng rất thấp.

Hoặc nếu bạn di chuyển sai cách sẽ rất dễ gặp rủi ro té ngã, dẫn đến chấn thương trong luyện tập và thi đấu, ảnh hưởng đến kết quả. Dưới đây là phương pháp luyện tập kỹ năng di chuyển đơn giản bạn nên biết:

  • Tập chạy biến tốc.
  • Tập di chuyển quánh cầu 2 bên và 4 góc sân.
  • Các bài tập mẫu trên sân khi không cầu.
  • Tập luyện nhanh với cùng 1 động tác.

3.6 Bài tập giúp tăng sức mạnh cho mắt cá chân

Để liên tục di chuyển và bay nhảy trên sân, bạn cần sở hữu một đôi chân chắc khỏe. Một lượng lớn sự cân bằng đến từ các yếu tố ổn định ở chân dưới, thêm vào đó những thay đổi nhanh chóng trong hướng di chuyển có thể làm gây áp lực vào mắt cá chân và bắp chân. Vì vậy sức mạnh và sức chịu đựng sẽ giảm tăng lên và cho phép thay đổi nhanh chóng của hướng di chuyển nếu bạn luyện tập thêm sức mạnh cho cơ bắp chân và cổ chân.

 

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.