Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Các hình thức tổ chức giải đấu cầu lông

15 Tháng mười hai, 2023
6451

Hình thức tổ chức giải đấu cầu lông là một trong hai phưng pháp thi đấu chính của cầu lông, áp dụng cho cả thi đơn, đôi và đồng đội. Tuỳ theo mục đích, tính chất và thời gian cho phép, ban tổ chức có thể lựa chọn một trong hai phương pháp thi đấu.

Các hình thức tổ chức giải đấu cầu lông

Dựa vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, thời gian, tổng số đội, tổ chức thi đấu sẽ có nhiều hình thức khác nhau. Nhưng chủ yếu là 3 hình thức:

  • Thi đấu loại trực tiếp.
  • Thi đấu vòng tròn.
  • Thi đấu hỗn hợp.

1. Thi đấu loại trực tiếp

Là một trong hai phương pháp thi đấu chính của cầu lông, áp dụng cho cả thi đấu đơn, đôi và đồng đội. Tuỳ theo mục đích, tính chất và thời gian cho phép, bạn tổ chức có thể lựa chọn một trong hai phương pháp thi đấu.

Ưu điểm: phương pháp loại trực tiếp, thời gian tổ chức giải nhanh vì vậy, có thể áp dụng cho những giải có nhiều vận động viên tham gia thi đấu.

– Nhược điểm: chưa đánh giá được chính xác về năng lực, trình độ của từng vận động viên. Vẫn xảy ra may rủi thông qua bốc thăm thi đấu.

Thi đấu loại trực tiếp

Thi đấu loại trực tiếp

Đấu loại trực tiếp có 2 cách:

  • Đấu loại trực tiếp 2 lần thua: Đội nào thua 2 trận sẽ bị loại.
  • Đấu loại trực tiếp 1 lần thua: Đội nào thua 1 trận sẽ bị loại ngay.

Hình thức thi đấu loại trực tiếp 2 lần thua:

Hình thức thi đấu này, vận động viên nào thua hai lần sẽ bị loại khỏi giải.

– Ưu điểm: xác định được tương đối chính xác về trình độ của vận động viên tham gia giải.

Nhược điểm: mất nhiều thời gian, kinh phí.

Theo hình thức này các vận động viên sẽ bốc thăm và gặp nhau theo biểu đồ chính. Sau đó các vận động viên thắng sẽ tiếp tục gặp nhau, còn các vận động viên thua sẽ gặp nhau ở biểu đồ phụ, và ở đây vận động viên nào thua thêm một trận sẽ bị loại khỏi giải. Cứ như vậy chọn ra 2 người nhất ở mỗi biểu và sẽ gặp nhau tại trận trung kết. Ở trận trung kết nếu vận động viên ở biểu đồ chính thua thì phải đánh thêm một trận nữa, vì vận động viên này mới chỉ thua một lần. Trận đánh lại nếu vận động viên nào thắng cuộc sẽ đoạt giải.

Hình thức thi đấu loại trực tiếp 1 lần thua:

Là phương pháp thi đấu mà vận động viên (hoặc đội) chỉ thua một trận là bị loại khỏi giải.

– Tổng số trận đấu bằng tổng số vận động viên (hoặc số đội) tham gia thi đấu (nếu giải chỉ lựa chọn một giải ba). Trường hợp nếu có hai giải ba (đồng giải ba) thì tổng số trận đấu của giải được tính theo công thức:  Y = a – 1

Trong đó: Y – tổng số trận đấu của giải;

                a – là tổng số VĐV (hoặc số đội) tham gia giải.

Chú ý: Khi tổ chức giải theo phương pháp đấu loại trực tiếp, ban tổ chức cần có sự ưu tiên cho các hạt giống của giải bằng cách sắp xếp các vận động viên này đều ra các nhánh của biểu đồ thi đấu, để họ tránh gặp nhau và bị loại ngay từ những vòng đấu đầu của giải. Sắp xếp như vậy sẽ phần nào làm tăng độ chính xác kết quả của giải, tạo nên sự hấp dẫn trong quá trình tổ chức giải và góp phần động viên được phong trào, nâng cao chất lượng tập luyện và thi đấu môn Cầu lông.

Cách chọn hạt giống có thể căn cứ vào thành tích của những giải trước, vào những cơ sở hoặc địa phương có thành tích thi đấu khá hoặc vào thực chất khả năng và trình độ của các vân động viên tham gia giải.

2. Thi đấu vòng tròn

Thi đấu vòng tròn là phương pháp mà trong đó các vận động viên trong giải (hoặc trong từng bảng của giải) đều phải gặp nhau một lần hoặc hai lần.

– Ưu điểm: đánh giá được chính xác trình độ, thành tích của từng vận động viên tham gia giải.

– Nhược điểm: mất nhiều thời gian, kinh phí, do vậy chỉ áp dụng cho giải có số vận động viên tham gia ít.

Thi đấu hỗn hợp

Thi đấu hỗn hợp

Có 3 loại thi đấu: vòng tròn đơn, vòng tròn kép, vòng tròn chia bảng.

Vòng tròn đơn: Là phương pháp thi đấu mà tất cả các vận động viên tham gia giải đều phải gặp nhau một lần. Để bố trí thời gian và xếp lịch thi đấu chính xác, cần phải tính trước tổng số trận đấu và vòng đấu. Mỗi đội sẽ gặp nhau 1 lần. có nghĩa là tổng số 24 đội tham gia thì 1 đội sẽ được đá với 23 đội còn lại.

Thi đấu vòng tròn kép: Cách sắp xếp sẽ giống với thi đấu vòng tròn đơn. Nhưng khác chỗ: mỗi đội sẽ gặp nhau 2 lần (lượt đi và lượt về). Tổng số trận đấu của giải sẽ tăng lên gấp đôi

Thi đấu vòng tròn chia bảng: Sử dụng phương pháp này trong trường hợp số vận động viên tương đối lớn, nhưng yêu cầu của giải lại đòi hỏi phải đánh giá chính xác thành tích của họ trong khoảng thời gian hạn chế. Cách làm: chia vận động viên ra các bảng, sau đó tiến hành sắp xếp như ở hình thức vòng tròn một lượt.

3. Thi đấu hỗn hợp

Là thể thức kết hợp cả 2 hình thức đấu loại trực tiếp và đấu vòng tròn. Có thể tổ chức theo nhiều cách khác nhau như: đấu vòng tròn tìm đội đầu bảng rồi đấu loại trực tiếp hoặc ngược lại.

Thi đấu hỗn hợp

Thi đấu hỗn hợp

Giai đoạn 1: (Đấu loại) Tất cả các đội thu đấu theo bảng hay các khu vực để xếp thứ tự của từng bảng.

Giai đoạn 2: (Chung kết) Chọn 1 hoặc 2 đội đứng đầu các bảng vào thi đấu vòng chung kết để chọn đội vô địch.

Hệ thống thi đấu cầu lông hỗn hợp có thể có những sự điều chỉnh tùy thuộc vào tình huống cụ thể, và quy tắc cụ thể có thể thay đổi theo từng giải đấu hoặc tổ chức thi đấu.

Trong một cuộc thi đấu có luật lệ rõ ràng sẽ khuyến khích mọi người tham gia nhiệt tình hơn. Vì vậy, ngay cả trong luyện tập hàng ngày, chúng tôi khuyên người chơi nên cố gắng thực hiện hình thức thi đấu thật thích hợp. Một mặt, nó sẽ làm cho việc chơi vui vẻ và hấp dẫn hơn, đồng thời cũng sẽ cho phép người chơi làm quen với hệ thống và không khí của một cuộc thi chính thức và từ đó tích lũy kinh nghiệm hữu ích, để khi tham gia các cuộc thi bên ngoài câu lạc bộ của mình, họ sẽ giành chiến thắng. Đừng để sự căng thẳng hoặc sự không quen thuộc với hệ thống thi đấu ảnh hưởng đến thành tích của họ.

 

 

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.