Các kĩ thuật cầu lông cơ bản cho người mới chơi
Bạn muốn chơi cầu lông nhưng không biết bắt đầu từ đâu ? Bạn muốn thành thạo kỹ năng và muốn tìm kiếm một nơi chỉ dạy cách đánh cầu lông cơ bản? Hãy đến với bài viết “các kĩ thuật cầu lông cơ bản cho người mới chơi” để biết được mọi kiến thức liên quan và chơi bộ môn này thành thạo hơn nhé!
1. Cầm vợt đúng cách
Với những bạn mới tập chơi cầu lông thì kỹ thuật cơ bản đầu tiên mọi người cần phải học đó chính là cách cầm vợt. Việc cầm vợt đúng cách sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp người chơi phát huy tối đa sức mạnh của các khớp cổ tay, khuỷu tay, vai… giúp kiểm soát tốt đường cầu bay và hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương cổ tay.
Không phải cứ nhắc đến cầm vợt là đơn giản cầm nó lên rồi đánh. Cán vợt cầu lông được thiết kế với các bề mặt khác nhau, cỡ cán khác nhau để phù hợp với bàn tay từng người. Cầm vợt không đúng cách dẫn đến đánh cầu sai tư thế, mặt vợt không hướng đúng hướng đánh cầu, cổ tay người chơi càng chịu áp lực nhiều hơn, như vậy không những không có hiệu quả trong lối đánh mà còn gây nguy hiểm cho cổ tay của bạn.
Đối với kỹ thuật cầm vợt cầu lông có 2 cách cơ bản đó là: cầm vợt thuận tay và cầm vợt trái tay. Cụ thể như sau:
Cách cầm vợt thuận tay
Tay trái cầm thân vợt, mặt vợt vuông góc với mặt đất. Hai ngón cái và ngón trỏ áp vào hai mặt rộng của cán vợt, khe giữa ngón cái và ngón trỏ nằm ở cạnh của cán vợt bên trái. Ngón tay trỏ và ngón giữa hơi tách ra còn ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại nắm cán vợt, lòng bàn tay không cần áp sát và phần cuối của cán vợt ngang bằng với mắt cá nhỏ ở cổ tay.
Cách cầm vợt trái tay
Dựa trên cơ sở của cách cầm vợt thuận tay, thì cầm vợt trái tay đúng cách thực hiện bằng cách ngón cái và ngón trỏ đưa cán vợt hơi quay ra ngoài, điểm tựa của ngón cái ở trên mặt rộng hoặc ở cạnh cán vợt bên trái. Ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại, giữ cán vợt. Phần cuối của cán vợt áp sát vào phần tiếp giáp bàn tay với ngón út, làm cho lòng bàn tay có được một khoảng trống, mặt vợt cầu lông hơi ngửa ra sau.
2. Phông cầu
Phông cầu (hay còn gọi là lốp cầu) là kĩ thuật đưa cầu đi cao, sâu về cuối phần sân đối phương. Có hai dạng phông cầu là phông cầu tấn công và phông cầu phòng thủ.
Phông cầu khi bị động: Áp dụng trong trường hợp chúng ta đang trong tư thế bị động, cần thời gian để quay lại vị trí trung tâm và chuẩn bị cho các pha cầu sau.
Phông cầu tấn công : Áp dụng trong trường hợp người chơi bắt bài được đối thủ, trong tư thế tấn công, cầu trên cao và phía trước mặt người chơi, phong mạnh và cao về cuối sân và sâu đối thủ, khiến đối thủ lùi sâu và phải với cầu.
Về tư thế phông cầu : cầm vợt cầu lông theo cách cơ bản, thả lỏng toàn bộ cổ tay, khi cầu chạm mặt vợt thì bật cổ tay ra, dùng cổ tay và lực đẩy của ngón trỏ để đưa cầu đi. Trong phông cầu, ta tập trung dùng nhiều lực cổ tay và khủy tay.
3. Đập cầu
Đập cầu hay Smash là một kỹ thuật đánh cầu lông dùng để tấn công và được xem là hình thức ghi điểm chủ yếu trong thi đấu môn cầu lông nếu thực hiện tốt. Các cú đập cầu lông được thực hiện bằng cách đánh nhanh, mạnh từ trên cao cho quả cầu lông đi nhanh, chếch xuống phần sân đối phương khiến đối thủ không kịp thời ứng phó hoặc xử lý cầu hỏng, từ đó giúp bạn dành điểm số.
Đối với kỹ thuật đập cầu được phân thành: Đập cầu đường thẳng thuận tay, đập cầu đường chéo thuận tay, đập cầu đường thẳng trên đỉnh đầu, đập cầu chéo góc trên đỉnh đầu, đột kích đập cầu đường thẳng thuận tay trên không và đột kích đập cầu đường thẳng trái tay trên không.
Muốn đập cầu mạnh thì phải có lực cổ tay mạnh và phải dùng lực toàn thân, không nên chỉ dùng lực cánh tay. Phối hợp nhịp nhàng các động tác từ di chuyển đến động tác tay sẽ giúp bạn có được một cú đập đầy uy lực. Tuy nhiên hạn chế lúc nào cũng đập cầu sẽ tổn hao nhiều sức lực của bạn. Nguy hiểm hơn, đập cầu quá nhiều có thể dẫn dến dãn cơ tay, gây mõi tay, những pha đập cầu tiếp theo không có lực, không đạt độ cắm mong muốn mà tay còn chịu thêm áp lực.
4. Đẩy cầu
Đẩy cầu là kỹ thuật đánh trả những quả cầu sát lưới của đối phương đánh sang vào hai góc cuối sân sau của đối phương.
Người thực hiện đứng ở sát lưới bên phải đưa vợt lên trên phía trước bên phải. Khi khuỷu tay hơi co thu lại, cẳng tay hơi vặn ngoài, cổ tay hơi xoay ra, mặt vợt cũng theo đó mà vung ra sau về phía dưới bên phải, mặt vợt đối diện trực tiếp với cầu đến.
Lúc này ngón út và ngón áp út tay cầm vợt hơi lỏng ra làm cho chuôi vợt hơi tách ra khỏi cơ mắt cá. Ngón cái và ngón trỏ vê xoay chuôi vợt ra ngoài, mặt vợt càng ngửa sau. Khi đẩy cầu, thân người hơi di chuyển ra trước, cẳng tay của tay bên phải vươn ra trước đồng thời hơi vặn trong, cổ tay và ngón tay khống chế góc độ mặt vợt, cổ tay từ duỗi sau chuyển sang duỗi thẳng và lắc cổ tay.
5. Kéo lưới
Kỹ thuật kéo lưới là kỹ thuật cầu lông cơ bản đưa cầu sát lưới của sân bên mình sang khu vực sát lưới cùng bên của sân đối phương, khiến đối phương không kịp trở tay. Cũng như một số kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản, kéo lưới cũng được chia thành 2 loại: kéo lưới thuận tay và kéo lưới trái tay.
Kéo lưới thuận thay: Người thực hiện vượt lên sát lưới bên phải. Vợt sẽ được đồng thời đưa lên chếch phía trên đằng trước bên phải cùng với cẳng tay. Khi cẳng tay duỗi trước thì hơi xoay ngoài, cổ tay hơi duỗi sau.
Kéo lưới trái tay: Tay cầm vợt vê xoay chuôi vợt ra ngoài làm cho ngón cái áp sát vào mặt rộng của chuôi vợt, đốt thứ hai của ngón trỏ cũng áp sát vào mặt rộng ở mặt sau của chuôi vợt.
6. Kĩ thuật bỏ nhỏ
Kỹ thuật bỏ nhỏ được xem là một trong các kỹ thuật cầu lông cơ bản nhưng đòi hỏi sự tinh tế trong cách chơi cầu lông của người chơi. Thường mọi người sẽ sử dụng kỹ thuật này khi đối thủ đang xa lưới hay đang bị mất thăng bằng từ đó khiến đối phương bị bất ngờ phải đỡ cầu ở phần trước sân, tạo ra những lỗ hổng ở phần giữa và cuối sân giúp bạn ghi điểm một cách dễ dàng. Đối với cách đánh cầu lông này bạn có thể thực hiện thuận tay hoặc trái tay.
8. Một số lưu ý quan trọng khi chơi cầu lông
Nếu như bạn mới làm quen với bộ môn cầu lông, thì đây là một quyết định rất sáng suốt của bạn bởi những lợi ích của môn cầu lông là không thể phủ nhận.
Nhưng bạn cũng đừng vội vàng, mà cần tập từng bước một, tập từ cơ bản cho tới nâng cao, tập từ động tác đơn giản nhất như cách di chuyển, cầm vợt…bạn sẽ trở thành tay đánh cầu lông giỏi trong tương lai không xa. Tất nhiên đây chỉ mới là những động tác cơ bản để bản bắt đầu với bộ môn cầu lông, để đi được xa hơn bạn cần những kĩ thuật ngày càng cao hơn. Fbshop sẽ chia sẻ trong những bài viết tiếp theo
Và một điều không được bỏ qua là bạn cần khởi động trước mỗi một trận cầu lông, đặc biệt chú trọng tới việc khởi động khớp tay, khớp cổ chân, khớp gối, vai và cổ để tránh được những chấn thương đáng tiếc có thể xảy đến.
Tìm kiếm
Tin tức liên quan