Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Cách chọn và căng lưới cầu lông phù hợp cho luyện tập và thi đấu

15 Tháng Mười Hai, 2023
160

Cách chọn và căng lưới cầu lông phù hợp cho luyện tập và thi đấu

Người mới chơi cầu lông thường chưa biết chọn cước căn vợt cầu lông phù hợp, vậy làm sao để lựa chọn cước cầu lông. Đối với người chơi cầu lông chuyên nghiệp thì việc chọn cước căng vợt cầu lông hay còn gọi là lưới căng vợt quan trọng không kém gì việc chọn một cây vợt phù hợp. Với người mới chơi thì hầu như họ chỉ quan tâm tới việc đan vợt bao nhiêu kg hay chọn vợt nào đánh tốt nhất và đa phần người chơi không quan tâm đến việc sợi dây đan vợt cầu lông mới là yếu tố quan trọng khi chơi cầu.

Bên cạnh chọn cây vợt thích hợp với lối đánh thì ưu tiên hàng đầu khi tham gia chơi cầu lông chính là chọn lưới và căng vợt cầu lông phù hợp, đặc biệt là những  người chơi thường xuyên hay vợt thủ chuyên nghiệp. Bởi lẽ, một cây vợt có cước căng phù hợp sẽ hỗ trợ rất tốt cho lối chơi và phong cách đánh của người chơi.

10+ lưu ý trong cách chọn vợt cầu lông phù hợp cho người

1. Thông số gauge (đường kính dây cước)

Gauge là độ dày (đường kính sợi) của lưới căng cước vợt cầu lông. Số gauge càng nhỏ thì đường kính sợi lưới càng lớn có nghĩa là lưới càng dày. Các thông số gauge 20, 21 hay 22 thuộc loại standard. Trong khi các gauge 20 micro, 21 micro thuộc loại biến thể. Đối với cước căng vợt của Yonex, để dễ phân biệt cho người sử dụng thì họ đã đặt số gauge chính là số mm (đường kính sợi cước).

Người chơi cần lưu ý rằng đường kính của dây cước ghi trên vỏ bao là khi chưa căng. Còn khi đan vào vợt và bị kéo dãn đường kính thực của dây khi đó sẽ giảm đi một ít. Với lưới dày (số gauge nhỏ) sẽ bền hơn lưới mỏng (số gauge lớn).

Dây cước căng vợt cầu lông có số gauge nhỏ (đường kính dây lớn) sẽ chịu sức cản gió nhiều hơn do đó động tác đánh vợt chạm cầu sẽ chậm hơn. Ngược lại, dây có số gauge lớn (đường kính dây nhỏ) sẽ chịu sức cản gió ít hơn và động tác đánh vợt chạm cầu sẽ nhanh hơn. Thường những dây có đường kính nhỏ (dưới 0.69 mm) sẽ trợ lực một phần tức là đánh cầu nảy hơn phù hợp cho người chơi, nhưng khuyết điểm là dây có đường kính nhỏ sẽ dễ bị đứt hơn so với cước cầu lông có đường kính dày.

Ngoài ra, với sợi dây cước căng vợt cầu lông của Yonex thì nó có một số đặc tính cho bạn phân biệt các loại dây gồm:

  • High Repulsion: cước trợ lực giúp đánh cầu nẩy hơn
  • Durability: cước có độ bền cao, dùng lâu đứt
  • High Hitting Sound: đánh cầu nghe nổ lớn, vui tai
  • Shock Absorption: giảm sốc
  • Control: kiểm soát cầu

Với những người mới tập chơi thì chúng ta nên ưu tiên chọn high repulsion và durability.

2. Căng vợt cầu lông bao nhiêu kg là tốt nhất?

  • Căng vợt cầu lông bao nhiêu kg là tốt nhất? là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm sau khi đã chọn cho mình một sợi dây phù hợp. Theo các chuyên gia về cầu lông thì khi chúng ta đan lưới càng căng thì đồng nghĩa với kiểm soát cầu càng tốt. Và ngược lại lưới ít căng thì đánh cầu sẽ mạnh hơn tức là lưới đan chùng (sức căng thấp) sẽ giãn nhiều hơn khi tiếp xúc trái cầu.
  • Thông thường đối với nam mới bắt đầu chơi có thể đan cước với mức căng 9.5kg – 10.5kg; đối với nam đã chơi một thời gian có thể đan mức căng lên đến 11kg – 12kg. Đối với nữ mới bắt đầu chơi hoặc có cổ tay yếu có thể đan mức căng 9kg – 10kg; đối với nữ đã chơi một thời gian, có trình độ tốt có thể đan mức căng 10.5kg – 11.5kg.

3. Một số mẫu cước cầu lông thông dụng mà người chơi có thể cân nhắc

  • Cước căng vợt cầu lông BG 65: Dây đan vợt cầu lông Yonex BG 65 hầu như ở Việt Nam khi mới bắt đầu chơi cầu ai cũng từng sử dụng qua loại cước này, cùng với BG 65 TI hiện đang là hai mẫu dây được ưa chuộng nhất hiện nay của cước căng vợt cầu lông Yonex. Cước cầu lông BG 65 nổi trội hơn cả là độ bền cao với đường kính 0.7mm cùng với giá thành rất hợp lí.
  • Cước cầu lông BG 65 Titanium: Dây cước BG 65 Titanium cũng thuộc dòng cước bền của Yonex, với đường kính 0.7mm. Sợi cước được phủ bởi 1 lớp titanium cho tiếng nổ cầu to hơn cùng khả năng trợ lực cao hơn.
Dây Cước Căng Vợt Yonex BG 66 Ultimax - Chính Hãng
  • Cước căng vợt cầu lông BG 66 Ultimax: Cước cầu lông BG 66 ULTIMAX là một trong những mẫu cước bán chạy nhất của Yonex, được đa số các vận động viên được Yonex tài trợ sử dụng. Đây được xem là mẫu cước toàn diện nhất về tính năng trong các sự lựa chọn cước cầu lông, với các tiêu chí về tính năng nó gần như đạt điểm tuyệt đối. Điểm yếu nhất của nó lại nằm ở độ bền, với đường kính nhỏ 0.65mm thì nó rất nhanh đứt.
  • Cước cầu lông Exbolt 63: Trong khi các mẫu dây cao cấp có lực đẩy tốt, tiếng nổ to nhưng độ bền thì lại rất thấp nên siêu phẩm này được tích hợp công nghệ mới “Forged Fiber” với thông số cực hấp dẫn như: lực đánh cầu 11/10, âm thanh cao 10/10, độ bền bỉ 7/10 ăn đứt cả Yonex BG 66Ultimax.
  • Cước căng vợt cầu lông Lining no.1: Dây Lining No.1 đang là loại dây ưa chuộng nhất với đường kính 0.65 mm, trợ lực ổn, độ nảy tốt, cảm giác tiếp xúc cầu của dây có độ cứng nhất định. Đây là mẫu cước trợ lực có giá thành mềm, rất dễ tiếp cận. Tuy nhiên độ bền không được đánh giá cao.

Tùy vào lối chơi và điều kiện mỗi người chơi mà chọn loại dây phù hợp. Tuy nhiên nếu bạn nào muốn có cảm giác đánh cầu tốt hơn, lực đẩy cao cùng khả năng kiểm soát cầu tốt thì nên nghiêm túc đầu tư một tí, chọn cho mình dòng dây mình mong muốn.

Bên cạnh việc có một cây vợt trợ lực tốt, một loại cước cầu lông phù hợp với lối chơi của bạn cũng giúp tăng khả năng áp đảo đối thủ hơn. Vừa tiết kiệm sức bền, nâng cao trình độ, tạo cảm giác đánh thích hơn, tăng khả năng chiến thắng cao hơn sẽ là những gì mà tổ hợp vợt, giày, và cước cầu lông phù hợp mang đến cho bạn.

4. Các bước căng lưới cầu lông phù hợp

  • Đầu tiên, người đan vợt sẽ phải nắm bắt được các thông số chính xác của vợt. Tư vấn cho khách hàng biết nên đan cước thế nào, lực căng và số kg bao nhiêu là phù hợp cho vợt cầu lông. Khi bắt đầu đan, thợ đan vợt sẽ cố định vợt lên máy kẹp. Để không ảnh hưởng đến khung vợt, người thợ sẽ điều chỉnh lực kẹp của máy sao cho vừa đủ lực cố định. Những người thợ lành nghề thường sẽ để hở một khe nhỏ ở vị trí kẹp. Điều này giúp cho vợt có khoảng trống để dãn, không bị nứt khung khi đan.
  • Tiếp theo là đến bước đan dây. Đây là bước rất quan trọng. Thợ sẽ đan dây dọc trước rồi mới đan dây ngang. Trong quá trình căng dây vợt cầu lông, người thợ cần phải tập trung tối đa. Để vừa đan cước vừa điều chỉnh kẹp phù hợp trong suốt thời gian đan dây.
  • Bước cuối cùng khi đan dây chốt cước. Người thợ sẽ tạo vòng tròn trước khi thắt nút. Phải đảm bảo nút thắt thật chắc chắn. Một điều để bạn biết nút thắt có chặt hay không. Đó là cước càng tụt vào thì nút thắt sẽ càng chắc.

4.1 Đan vợt cầu lông có thể tạo nên hiệu ứng Trampoline

  • Hiệu ứng Trampoline thường được dùng để chỉ hiện tượng lực do dây vợt tạo nên khi đánh vào quả cầu lông. Hiệu ứng chỉ xảy ra khi lực dây đàn hồi bật như tấm bạt lò xo.
  • Trường hợp dây đan vợt có độ căng thấp, thì dây cước sẽ có khả năng chuyển động nhiều hơn. Khi dây chuyển động nhiều thì lực tác động và lực giật càng mạnh, bạn sẽ tiết kiệm sức lực hơn. Tuy nhiên, khi dây chuyển động nhiều sẽ dễ bị chai cước. Điều này khiến cho cước khó bị đứt và hiệu ứng Trampoline giảm dần, không như lúc ban đầu. Nếu bị chùng quá mức, dây sẽ mất đi khả năng đàn hồi và hiệu ứng Trampoline. Ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kiểm soát, lực đánh cầu của bạn.
  • Trường hợp dây đan vợt quá chặt, thì dây cước sẽ ít chuyển động. Khi dây ít chuyển động thì hiệu ứng Trampoline cũng giảm và gây ít lực tác động lên quả cầu. Đòi hỏi người chơi dùng nhiều sức lực hơn khi đánh cầu. Các bạn sẽ nhanh chóng xuống sức trong các trận đấu. Nếu dây quá chặt cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến khung vợt, khiến cho khung vợt dễ gãy, méo. Đặc biệt là dây đan cũng rất dễ bị đứt.
  • Chính vì thế mà chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc căng vợt cầu lông. Độ căng của dây và lực đánh có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi dây có độ căng thấp thì lực đánh có thể mạnh nhưng nếu càng ngày càng chùng thì lực đánh cũng giảm. Do đó bạn cần lựa chọn người thợ lành nghề để đan cước cầu lông cho mình đúng chính xác điểm giới hạn của vợt.

4.2 Tối ưu mặt lưới tiếp xúc

  • Khi đánh cầu lông, khu vực tiếp xúc giữa mặt vợt lên quả cầu tạo nên lực tốt nhất được gọi là khu vực tiếp xúc tối ưu. Tại những điểm đó, dây đan vợt có khả năng đàn hồi tốt nhất và hiệu ứng Trampoline tốt nhất.
  • Độ căng cước càng cao, khu vực tối ưu đó sẽ bị thu hẹp dần. Đối với những người mới chơi, khả năng kiểm soát và kỹ thuật đánh cầu chưa tốt thì nên giảm độ căng cước để mở rộng khu vực tiếp xúc tối ưu này. Nhằm tăng hiệu quả của từng cú đánh.
  • Khi đã có nhiều kinh nghiệm đánh cầu, kỹ năng được nâng cao thì nên lựa chọn căng vợt cầu lông có độ căng lớn hơn. Nhưng bạn cũng nên ghi nhớ đặc điểm của khu vực tiếp xúc tối ưu cũng giống hiệu ứng Trampoline. Nếu khu vực tối ưu bị thu hẹp quá nhiều cũng ảnh hưởng lớn đến các cú đánh. Những cú đánh vào điểm chạm đó cũng không được gia tăng lực như trước.

4.3 Kiểm soát quả cầu lông

  • Nếu dây đan vợt căng, thì các dòng dây sẽ được duỗi thẳng, giảm hiệu ứng Trampoline. Nhưng lại giúp cho bạn cảm giác và kiểm soát quả cầu lông tốt hơn. Các cầu thủ có trình độ cao sẽ dễ dàng lựa chọn điểm chạm để tăng lực đánh. Nhờ thế mà họ thường chọn tăng độ căng của dây để tối ưu khả năng kiểm soát cầu.

4.5 Sử dụng máy căng vợt cầu lông nào tốt nhất?

  • Hiện nay, trên thị trường có 2 loại máy căng vợt là máy căng cơ và máy căng vợt điện tử, vậy câu hỏi đặt ra là máy căng vợt cầu lông loại nào tốt hơn? Câu trả lời sẽ có trong các phần dưới đây.
  • Đối với máy căng điện tử, đây là đỉnh cao công nghệ trong ngành vợt cầu lông, các bạn có thể thấy khi các thương hiệu lớn tài trợ cho bất kỳ sự kiện nào thì sẽ có gian hàng vợt để phục vụ người chơi thi đấu, và điều đáng chú ý là có là tất cả các bộ căng được trang bị ở đó tất cả đều là bộ căng điện tử.

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.