Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Cách chọn vợt và cước cầu lông phù hợp cho người mới chơi

15 Tháng mười hai, 2023
2188

Có rất nhiều cách để lựa chọn vợt cầu lông cho người mới chơi như dựa vào thông số cây vợt, dựa vào lối chơi mà cây vợt hướng tới như tấn công, phòng thủ phản tạt hay công thủ toàn diện. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là bạn hiểu được bản thân mình, trình độ đến đâu, lực cổ tay thế nào sẽ chọn được những cây vợt phù hợp.

1. Cách chọn vợt cầu lông cho người mới chơi

Thông thường người mới chơi cầu lông nên mua những cây vợt cầu lông nhẹ và dẻo sẽ giúp bạn dễ dàng xoay chuyển, linh hoạt trong từng cú đánh, khi bạn đã đánh tốt, tiến bộ dần thì có thể nâng cấp lên vợt nặng đầu hơn, thân cứng hơn.

Nếu bạn là người yêu thích lối chơi tấn công mạnh mẽ thì nên chọn cho mình cây vợt có điểm cân bằng cao (tức nặng đầu), thân vợt có trọng lượng nặng tương đối sẽ tối đa sức mạnh cho những cú đập cầu. Tất nhiên, những cây vợt này đòi hỏi bạn cần có lực cổ tay khỏe.

Bạn là người yêu thích lối chơi công thủ toàn diện thì nên chọn cho mình những cây vợt cầu lông cho người mới chơi cân bằng, thân vợt có độ dẻo nhất định sẽ trợ lực tốt cho chúng ta.

Còn nếu bạn là người yêu thích lối chơi phòng thủ, phản tạt thì nên chọn cho mình cây vợt nhẹ đầu, thân vợt có độ cứng sẽ giúp bạn đánh những pha cầu tốc độ, không bị hụt lực khi tiếp xúc cầu.

Để hiểu rõ hơn về việc chọn vợt cầu lông cho người mới chơi sẽ đơn giản hơn nhiều so với chọn cho người chơi lâu năm bởi họ chưa xác định được lối đánh cho mình. Hãy cùng tìm hiểu các yếu tố sau để mua được vợt cầu lông cho người mới chơi phù hợp thì bạn có thể áp dụng cách chọn mua như sau:

1.1 Mục đích sử dụng vợt

  • Đầu tiên bạn cần xác định mục đích sử dụng vợt cầu lông. Bạn mua để thi đấu chuyên nghiệp, luyện tập hàng ngày hay phục vụ công tác đào tạo? Tùy từng mục đích sử dụng mà người chơi sẽ chọn được loại vợt phù hợp nhất.
  • Ví dụ nếu bạn mua vợt phục vụ thi đấu thì cần lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt, đến từ thương hiệu nổi tiếng với thông số kỹ thuật chính xác…
  • Nếu bạn chỉ cần chiếc vợt để tập cầu lông hàng ngày cho mục tiêu nâng cao sức khỏe thì cây vợt đó không nhất thiết phải quá chất lượng hoặc đắt tiền.

1.2 Trình độ và lối chơi

  • Vợt cầu lông có rất nhiều loại với những đặc điểm riêng về thiết kế để sao cho phù hợp với từng trình độ và lối chơi khác nhau. Tuy nhiên, với người mới đang làm quen với các kỹ năng cơ bản của cầu lông thì chỉ cần chọn các mẫu vợt phổ thông.
  • Sau một thời gian, người chơi sẽ hình thành được lối chơi của mình, lúc đó, cần lựa chọn mẫu vợt sao cho phù hợp hơn. Ví dụ, bạn thiên về chơi tấn công uy lực thì nên chọn loại vợt cứng, nặng đầu, mặt vợt vừa phải, không quá to để phát huy lối chơi của bạn. Còn nếu bạn là người yêu thích lối chơi phòng thủ, phản tạt thì nên chọn cho mình cây vợt nhẹ đầu, thân vợt có độ cứng sẽ giúp bạn đánh những pha cầu tốc độ, không bị hụt lực khi tiếp xúc cầu.

1.3 Trọng lượng vợt

  • Thông số này được ký hiệu bằng chữ U trên tem dán hoặc khắc laser ở phần đầu cán vợt (tính từ cán tiếp giáp với thân vợt), hay in hẳn lên thân vợt đũa vợt). Số U trên cán càng lớn, vợt càng nhẹ.
  • Với người châu Á, 3U (85-89 gr) là trọng lượng vợt vừa phải. Nếu cánh tay và cổ tay của bạn khỏe có thể chọn 2U (90-94 gr). Nữ giới và trẻ em, thiếu niên nên chọn loại nhẹ hơn như 4U (80-84 gr) hoặc 5U (dưới 80 gr).
  • Trọng lượng thích hợp cho người mới chơi cầu lông nằm trong khoảng từ 80-84g, từ đó tạo điều kiện tốt hơn để họ vừa tập luyện những kỹ năng khó như đánh cầu vòng qua cổ, qua vai vừa hạn chế chấn thương.

1.4 Chu vi cán vợt

  • Thông số G trên vợt cầu lông là ký hiệu về chu vi cán vợt. Số G càng lớn, chu vi cán vợt càng nhỏ. Thông thường, ký hiệu này nằm trong tem, ngay bên cạnh số chữ U trọng lượng, ví dụ như 3U G4 hoặc 4U G5.
  • Chọn cán vợt phù hợp sẽ mang lại cảm giác cầm nắm vợt dễ chịu và chắc chắn hơn cho người chơi. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào việc bạn chơi cầu thường xuyên, chăm chỉ luyện tập để tay có cảm giác đánh tốt nhất và quá trình đánh cầu lâu dài để tìm ra cỡ cán vợt hợp với tay mình. Chu vi cán cũng có thể thay đổi bởi “cách quấn cán vợt”. Thông thường vợt cầu lông cho người chơi nghiệp dư và chuyên nghiệp thường dùng loại cán G3, G4, G5.

1.5 Chiều dài vợt

Chiều dài vợt được quy định trong luật cầu lông của liên đoàn cầu lông thế giới quy định là tối thiểu 665mm và tối đa 680mm. Hiện nay các hãng vợt thường sản xuất với chiều dài 675mm cho giúp người chơi tối đa được sức mạnh tấn công nhờ cánh tay đòn dài nhưng vẫn giữ được sự linh hoạt cần thiết.

1.6 Độ dẻo thân vợt

Độ dẻo thân vợt được chia thành 5 loại, tùy theo trình độ và lối chơi mà người chơi nên cân nhắc để có thể chọn cho mình cây vợt phù hợp. Đối với những người mới tập chơi thì nên chọn cây vợt nằm ở mức dẻo hoặc trung bình để có thể dề dành kiểm soát vợt hơn.

  • Rất dẻo: Cho những pha đánh cầu lắt léo, khó điều khiển, đối phương khó đoán hướng.
  • Dẻo: Đánh cầu nhẹ, khéo,  thích hợp với lối chơi phòng thủ cần tiết kiệm sức và lực.
  • Trung bình: Loại này dành riêng cho người chơi nghiệp dư giỏi, có lối chơi công thủ.
  • Cứng: Giúp bạn đánh cầu mạnh, phù hợp cho người trẻ, có sức mạnh.
  • Rất cứng: Mang đến cú đập cực mạnh, chuẩn xác, thường được các vận động viên chuyên nghiệp lựa chọn.

1.7 Mức độ trợ lực

Có 5 mức độ trợ lực cụ thể như sau:

  • Không trợ lực: Cán vợt làm từ thép, không trợ lực.
  • Trợ lực ít: Cán bằng Graphite thường.
  • Có trợ lực: Cán bằng Graphite module cao.
  • Trợ lực cao: Cán bằng Graphite module cao pha Titan hoặc các bon dạng sóng, cấu trúc Nano.
  • Trợ lực cao nhất: Cán bằng Graphite module cao có titan, cấu trúc Nano nhóm, khung vợt rộng bản có muscle.

Người mới bắt đầu chơi nên chọn loại vợt có điểm cân bằng thấp kết hợp trọng lượng nhẹ vừa phải, phù hợp với bản thân. Tuy không cho phép sử dụng nhiều lực hơn trong mỗi cú đánh nhưng những cây vợt này lại rất dễ để kiểm soát vì người mới chơi hay thiếu kinh nghiệm và sức ở tay yếu.

1.8 Điểm cân bằng

  • Điểm cân bằng vợt cầu lông là một trong những thông số vợt mà người chơi cầu lông cần chú ý trước khi lựa chọn mua vợt cầu lông. Điểm cân bằng vợt cầu lông sẽ quyết định được độ nặng đầu, nhẹ đầu của cây vợt đó. Đồng nghĩa với lối chơi tấn công, phòng thủ của từng người chơi.
  • Vợt nhẹ đầu (Light Head) hay Defensive (Thủ): Cho khả năng điều cầu cao và thủ cầu linh hoạt, phù hợp với lối chơi trên lưới, bắt lưới nhanh, đập gập cổ tay trên lưới và các cú chặn cầu, cắt cầu. đẩy cầu, chém cầu, nhưng sẽ hạn chế ở khả năng tấn công.
  • Vợt cân bằng (Even Balance): Vợt sẽ cân bằng giữa khả năng tấn công và phòng thủ, đây là dòng vợt được ưa chuộng bởi rất nhiều người chơi cầu lông trên thế giới.
  • Vợt nặng đầu (Heavy Head) hay Offensive (Công): Đây là cây vợt dành cho lối chơi tấn công uy lực, vợt nổi trội với khả năng đập cầu mạnh với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân. Dòng vợt này đòi hỏi vợt phải có độ cứng cao, dòng này sẽ kén người chơi hơn, phù hợp với người có trình độ cao, đòi hỏi lực cổ tay khỏe.

1.9 Độ căng của vợt

Đây là yêu cầu cơ bản nhất trong cách chọn vợt cầu lông cho người mới chơi. Theo đó nên chọn mức căng vợt trung bình, không quá căng. Nếu là người chơi có kinh nghiệm lâu năm và có xu hướng sử dụng nhiều lực vào cú đánh có thể sẽ thích một mức độ căng cao hơn, khoảng 22-23 lbs.

1.10. Thương hiệu

  • Tiêu chí cuối cùng để chọn vợt cầu lông cho người mới chơi – thương hiệu. Hiện tại thị trường cầu lông có khá nhiều thương hiệu nổi tiếng và được nhiều người lựa chọn như Yonex, Victor, Lining, Apacs…
  • Những người mới tham gia bộ môn này không nhất thiết phải chọn loại vợt đắt tiền. Thay vào đó có thể tham khảo các sản phẩm mức giá tầm trung, sau khi thành thạo kỹ thuật chơi cầu bạn nên đầu tư chiếc vợt chất lượng cao hơn, bền đẹp, bắt mắt, …

2. Cách chọn cước căng vợt cầu lông dành cho người mới chơi

Người mới chơi cầu lông thường chưa biết chọn cước căn vợt cầu lông phù hợp, vậy làm sao để lựa chọn cước cầu lông. Đối với người chơi cầu lông chuyên nghiệp thì việc chọn cước căng vợt cầu lông hay còn gọi là lưới căng vợt quan trọng không kém gì việc chọn một cây vợt phù hợp. Với người mới chơi thì hầu như họ chỉ quan tâm tới việc đan vợt bao nhiêu kg hay chọn vợt nào đánh tốt nhất và đa phần người chơi không quan tâm đến việc sợi dây đan vợt cầu lông mới là yếu tố quan trọng khi chơi cầu.

2.1 Thông số gauge (đường kính dây cước)

Gauge là độ dày (đường kính sợi) của lưới căng cước vợt cầu lông. Số gauge càng nhỏ thì đường kính sợi lưới càng lớn có nghĩa là lưới càng dày. Các thông số gauge 20, 21 hay 22 thuộc loại standard. Trong khi các gauge 20 micro, 21 micro thuộc loại biến thể. Đối với cước căng vợt của Yonex, để dễ phân biệt cho người sử dụng thì họ đã đặt số gauge chính là số mm (đường kính sợi cước).

Người chơi cần lưu ý rằng đường kính của dây cước ghi trên vỏ bao là khi chưa căng. Còn khi đan vào vợt và bị kéo dãn đường kính thực của dây khi đó sẽ giảm đi một ít. Với lưới dày (số gauge nhỏ) sẽ bền hơn lưới mỏng (số gauge lớn).

Dây cước căng vợt cầu lông có số gauge nhỏ (đường kính dây lớn) sẽ chịu sức cản gió nhiều hơn do đó động tác đánh vợt chạm cầu sẽ chậm hơn. Ngược lại, dây có số gauge lớn (đường kính dây nhỏ) sẽ chịu sức cản gió ít hơn và động tác đánh vợt chạm cầu sẽ nhanh hơn. Thường những dây có đường kính nhỏ (dưới 0.69 mm) sẽ trợ lực một phần tức là đánh cầu nảy hơn phù hợp cho người chơi, nhưng khuyết điểm là dây có đường kính nhỏ sẽ dễ bị đứt hơn so với cước cầu lông có đường kính dày.

Ngoài ra, với sợi dây cước căng vợt cầu lông của Yonex thì nó có một số đặc tính cho bạn phân biệt các loại dây gồm:

  • High Repulsion: cước trợ lực giúp đánh cầu nẩy hơn
  • Durability: cước có độ bền cao, dùng lâu đứt
  • High Hitting Sound: đánh cầu nghe nổ lớn, vui tai
  • Shock Absorption: giảm sốc
  • Control: kiểm soát cầu

Với những người mới tập chơi thì chúng ta nên ưu tiên chọn high repulsion và durability.

2.2 Căng vợt cầu lông bao nhiêu kg là tốt nhất?

  • Căng vợt cầu lông bao nhiêu kg là tốt nhất? là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm sau khi đã chọn cho mình một sợi dây phù hợp. Theo các chuyên gia về cầu lông thì khi chúng ta đan lưới càng căng thì đồng nghĩa với kiểm soát cầu càng tốt. Và ngược lại lưới ít căng thì đánh cầu sẽ mạnh hơn tức là lưới đan chùng (sức căng thấp) sẽ giãn nhiều hơn khi tiếp xúc trái cầu.
  • Thông thường đối với nam mới bắt đầu chơi có thể đan cước với mức căng 9.5kg – 10.5kg; đối với nam đã chơi một thời gian có thể đan mức căng lên đến 11kg – 12kg. Đối với nữ mới bắt đầu chơi hoặc có cổ tay yếu có thể đan mức căng 9kg – 10kg; đối với nữ đã chơi một thời gian, có trình độ tốt có thể đan mức căng 10.5kg – 11.5kg.

2.3 Một số mẫu cước cầu lông thông dụng mà người mới chơi có thể cân nhắc

  • Cước căng vợt cầu lông BG 65: Dây đan vợt cầu lông Yonex BG 65 hầu như ở Việt Nam khi mới bắt đầu chơi cầu ai cũng từng sử dụng qua loại cước này, cùng với BG 65 TI hiện đang là hai mẫu dây được ưa chuộng nhất hiện nay của cước căng vợt cầu lông Yonex. Cước cầu lông BG 65 nổi trội hơn cả là độ bền cao với đường kính 0.7mm cùng với giá thành rất hợp lí.
  • Cước cầu lông BG 65 Titanium: Dây cước BG 65 Titanium cũng thuộc dòng cước bền của Yonex, với đường kính 0.7mm. Sợi cước được phủ bởi 1 lớp titanium cho tiếng nổ cầu to hơn cùng khả năng trợ lực cao hơn.
  • Cước căng vợt cầu lông BG 66 Ultimax: Cước cầu lông BG 66 ULTIMAX là một trong những mẫu cước bán chạy nhất của Yonex, được đa số các vận động viên được Yonex tài trợ sử dụng. Đây được xem là mẫu cước toàn diện nhất về tính năng trong các sự lựa chọn cước cầu lông, với các tiêu chí về tính năng nó gần như đạt điểm tuyệt đối. Điểm yếu nhất của nó lại nằm ở độ bền, với đường kính nhỏ 0.65mm thì nó rất nhanh đứt.
  • Cước cầu lông Exbolt 63: Trong khi các mẫu dây cao cấp có lực đẩy tốt, tiếng nổ to nhưng độ bền thì lại rất thấp nên siêu phẩm này được tích hợp công nghệ mới “Forged Fiber” với thông số cực hấp dẫn như: lực đánh cầu 11/10, âm thanh cao 10/10, độ bền bỉ 7/10 ăn đứt cả Yonex BG 66Ultimax.
  • Cước căng vợt cầu lông Lining no.1: Dây Lining No.1 đang là loại dây ưa chuộng nhất với đường kính 0.65 mm, trợ lực ổn, độ nảy tốt, cảm giác tiếp xúc cầu của dây có độ cứng nhất định. Đây là mẫu cước trợ lực có giá thành mềm, rất dễ tiếp cận. Tuy nhiên độ bền không được đánh giá cao.

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.