Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Cách đan lưới ít chạy dây và vẫn giữ độ an toàn cho vợt

15 Tháng Mười Hai, 2023
1657

 

Tại sao khi đánh cầu lông thường bị chạy dây (dây bị xê dịch khi đánh). Khi nào thì lưới dãn và làm cách nào để biết lưới đã bị dãn nhiều, cần phải thay lưới mới. Khi đánh cầu lông, lưới sẽ bị dãn ra theo từng set đánh, vì thế số ký (pound) cũng sẽ bị giảm dần khi đánh. Chính sự dãn lưới đó sẽ khiến xảy ra hiện tượng chạy dây khi đánh. Vậy làm thế nào để hạn chế việc chạy dây và làm thế nào để có thể biết được số ký của dây trên vợt đã giảm nhiều, cần phải thay dây.

Đối với những người thường xuyên chơi cầu lông hay nói một cách khác là họ chơi khá chuyên nghiệp thì việc chọn cước căng vợt cầu lông khá quan trọng đối với họ.

Khi chọn cho mình được một cây vợt phù hợp với lối chơi cũng như phong cách đánh của mình thì họ mới hài lòng.

Bên cạnh đó đối với những người chơi giải trí thì họ chỉ quan tâm là vợt đánh cầu lông thì vợt nào cũng như nhau mà không biết rằng sợi dây đan vợt là yếu tố quan trọng làm nên một chiếc vợt tốt.

Hãy cùng Fbshop tìm hiểu thêm về Cách đan lưới ít chạy dây và vẫn giữ độ an toàn cho vợt có điểm gì thú vị nhé.

1. Cách chọn lưới đan vợt cầu lông

Trên thị trường lưới đan vợt cầu lông có rất nhiều nhãn hiệu cung cấp các loại lưới khác nhau như cước cầu lông Yonex, Mizuno. Vậy nên lựa chọn đường kính lưới vợt cầu lông như thế nào?

  • Đường kính dây cước (Gauge):

Là số chỉ độ dày (đường kính sợi) của sợi cước cầu lông. Số gauge càng nhỏ thì đường kính sợi lưới càng lớn, nghĩa là lưới càng dày. Số gauge chính là số mm (0.65 mm). Các thông số gauge 20, 21, 22 thuộc loại standard. Trong khi các gauge 20 micro, 21 micro thuộc loại “biến thể” thêm. Tuy nhiên ở nhãn hiệu Yonex, để dễ phân biệt cho người sử dụng họ đã đặt số gauge chính là số mm (đường kính sợi cước).

Cũng cần lưu ý là đường kính của dây ở trên là khi chưa đan. Khi đan vào vợt và bị kéo dãn đường kính thực của dây khi đó sẽ giảm chút ít. Lưới dày (số gauge nhỏ) thì bền hơn lưới mỏng (số gauge lớn).

Số gauge là một trong những chỉ số được ưu tiên nhất khi chọn cước đan vợt. Dây cước có số gauge nhỏ, đường kính dây lớn, sẽ chịu sức cản gió nhiều hơn và do đó động tác đánh vợt chạm cầu sẽ chậm hơn. Ngược lại, dây có số gauge lớn, đường kính dây nhỏ, sẽ chịu sức cản gió ít hơn; kết quả là động tác đánh vợt chạm cầu nhanh hơn. Thường những dây có đường kính nhỏ (dưới 0.69mm) sẽ trợ trợ lực một phần (đánh cầu nẩy hơn) cho người chơi, nhưng cái gì cũng có cái ưu điểm và khuyết điểm, cước cầu lông có đường kính nhỏ hơn sẽ dễ bị đứt hơn so với cước cầu lông có đường kính dày.

2. Cách đan lưới vợt cầu lông phù hợp

Đây là phần quan trọng tiếp theo sau khi đã chọn được lưới đan vợt cầu lông phù hợp. “Đan bao nhiêu kg?” sẽ là câu hỏi tiếp theo. Khi căng lưới vào vợt cần phải kéo căng đến một mức nào đó. Sức căng của lưới khi đó được đo bằng kilogram hay lbs (thể hiện trên máy đo). Nên căng bao nhiêu thì vừa? Không có câu trả lời chung phù hợp cho tất cả mọi người, dù rằng với các loại lưới phổ biến hiện nay, có sức căng là vào khoảng 8 -13 kg. Số “kg” nhỏ tức là lưới đan ít căng; còn số “kg” lớn tức là lưới đan rất căng.

Lưới đang căng hay ít căng phụ thuộc vào số kg mà bạn muốn căng lưới, từ đó lưới sẽ ít bị chạy dây.

Cũng cần lưu ý một điều là các bạn không nên đan quá số kg quy định của vợt, chỉ số này sẽ nằm chung với phần chỉ số U và G trên cán vợt và sẽ khác nhau tùy vào cây vợt bạn đang sử dụng, thường thì vợt nặng đầu sẽ cho phép đan số kg lớn hơn.

Vậy điểm khác biệt ở đây là gì?

Tại sao lại như vậy? Lưới đan chùng (sức căng thấp) sẽ giãn nhiều hơn khi tiếp xúc trái cầu. Ngay sau khi chạm vào trái cầu lưới co lại độ dài cũ của nó. Chính sự co ngay của lưới đã “tiếp thêm sức mạnh” cho cú đánh, ngoài sức mạnh của người đánh! Trong khi đó, với lưới đã đan rất căng, sự giãn rồi co của lưới là rất ít. Do đó sức mạnh của cú đánh gần như chỉ tùy thuộc sức mạnh của người chơi, chứ không có “sức mạnh được tiếp thêm” từ lưới. Tuy nhiên trong trường hợp này, vì “mọi việc” đều tùy ở người chơi nên điều đó cũng đồng nghĩa người chơi hoàn toàn kiểm soát cú đánh của mình, điều khiển được đường cầu và hướng cầu.

Ở người mới tập chơi cầu lông các bạn nên chọn đan vợt ớ mức ít căng (8 – 9 kg) để lấy thêm sức mạnh cho cú đánh.

Một khi đã quen dần cộng với lực cổ tay ở một mức nhất định các bạn có thể từ từ nâng số kg lên sao cho phù hợp nhất.

3. Nguy cơ có thể gặp phải khi vợt đánh cầu lông có độ căng dây không phù hợp

Vì độ căng dây tối ưu còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng người chơi nhất định nên nếu bạn dùng vợt có độ căng dây không phù hợp có thể dẫn đến một số bất lợi. Độ căng dây lớn chỉ mang lại lợi ích cho những người có đủ kỹ năng để tận dụng được nó.

Vì vậy, nếu bạn là người mới tập chơi, sử dụng vợt đánh cầu lông với độ căng dây quá cao có thể làm hỏng vợt cũng như tác động không tốt đến khả năng chơi cầu của chính bạn. Việc đan dây quá chặt trước khi có thể tận dụng hết lợi thế của chúng sẽ khiến bạn gặp phải một số vấn đề sau:

3.1 Phá hỏng khung vợt

Việc này có thể xảy ra do 2 nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là do dây quá căng. Mỗi nhà sản xuất vợt cầu lông có những quy định về độ căng dây nhất định. Nếu bạn vượt quá độ căng dây quy định này, dây có thể tạo áp lực lớn lên vợt và khiến khung vợt bị biến dạng.

Nguyên nhân thứ 2 đến từ những cú đánh trượt của bạn. Dây vợt quá căng sẽ khiến các cú đánh của bạn không được tốt. Nếu điểm tiếp xúc cầu nằm ở gần khung vợt, các cú đánh của bạn có khả năng làm gãy hoặc nứt khung vợt.

3.2 Cách đan lưới vợt cầu lông đúng

Để tránh tác động co kéo lưới khi bị đứt, người ta phân ra sợi lưới đan theo chiều dọc và sợi lưới đan theo chiều ngang

Cũng nên chú ý rằng, các hãng vợt khác nhau (thậm chí các “dòng” vợt khác nhau trong cùng một hãng) có thể có các hướng dẫn xỏ dây khác nhau.

4. Lựa chọn dây căng vợt cầu lông phù hợp

Nhìn chung có 2 loại cước chính là cước bền (đường kính sợi dày) và cước trợ lực (đường kính sợi mỏng).

Cước bền là cước có đường kính to, sợi bền lâu đứt, thời gian sử dụng dài tuy nhiên khả năng trợ lực kém, tiếng nổ nhỏ không vang. Loại cước thứ 2 là cước trợ lực có đường kính sợ nhỏ, cước có khả năng trợ lực tốt, kem theo tiếng nổ to và vang tuy nhiên vì sợi cước mỏng nên nhanh bị đứt, độ bền kém. Đa phần người chơi thường chọn cước trợ lực vì đánh cầu nghe tiếng rất đã tai và đập cầu rất uy lực. Cước càng mỏng thì đánh càng thích.

Các mẫu cước dày, bền thường có giá thành rẻ, phù hợp với những bạn học sinh sinh viên, những bạn mới chơi chưa có điều kiện kinh tế, hay những người huấn luyện viên dạy cầu cần một loại cước bền bỉ để sử dụng lâu dài.

Cước cầu lông mỏng, trợ lực là những mẫu cước có giá thành cao hơn, phù hợp với những người chơi phong trào cũng như chuyên nghiệp có lối đánh tấn công mạnh mẽ, kỹ thuật điều cầu tốt.

4.1 Các loại cước cầu lông được bền lựa chọn nhiều nhất

Cước cầu lông BG65

Yonex BG 65 với đường kính sợi 0.7mm là một trong những mẫu cước cầu lông dày nhất, đáp ứng đủ tiêu chí rẻ – bền – chất lượng. Với những bạn tay khỏe, sức căng lớn và đánh cường độ cao thì có thể dùng hơn 1 tháng, còn với những bạn mới tập chơi, chơi phong trào thì rất khó để đánh đứt được cước 65.

Cước cầu lông nổ và cước bền, cước dày cước mỏng
Cước cầu lông nổ và cước bền, cước dày cước mỏng

Ưu điểm

  • Bền hơn các loại dây Yonex mỏng khác.
  • Lý tưởng cho các những người dạy kỹ thuật chơi cầu lông vì nó có thể được kiểm soát đường đi của quả cầu lông một cách hoàn hảo

Nhược điểm

  • Lực, Âm thanh và hấp thụ sốc kém hơn các loại dây Yonex mỏng khác.
  • Kiểm soát ít hơn do điểm ngọt nhỏ hơn.
  • Không lý tưởng cho người mới bắt đầu.

Cước cầu lông BG65 Titanium

Đây đang là mẫu dây cước chơi cầu lông được ưa chuộng nhất hiện nay Yonex. Cước chơi cầu lông BG65 Titanium nổi trội hơn cả là độ bền cao với đường kính 0.7mm cùng với giá thành rất hợp lý, có thể nói cước BG65 Titanium đáp ứng đủ tiêu chí rẻ-bền-chất lượng. Sản phẩm này phù hợp cho những người chơi chuyên nghiệp với cổ tay khỏe, sức đánh cầu lớn. Và nếu bạn đánh cường độ cao thì có thể dùng hơn 1 tháng. Nhưng khuyến cáo sau 1,5~2 tháng sử dụng cước sẽ bị chùng, nên cần cắt đi đan cước mới.

Ưu điểm

  • Bền hơn các loại dây Yonex mỏng khác.
  • Đi kèm với một lớp phủ titan lai
  • Lý tưởng cho các những người dạy kỹ thuật chơi cầu lông vì nó có thể được kiểm soát đường đi của quả cầu lông một cách hoàn hảo.

Nhược điểm

  • Ít căng hơn với tốc độ nhanh hơn các dây Yonex mỏng hơn khác.
  • Đôi khi, khó tạo ra nhiều năng lượng hơn do dây dày.
  • Kiểm soát ít hơn do điểm ngọt nhỏ hơn.
  • Không lý tưởng cho người mới bắt đầu.

Các loại cước cầu lông trợ lực được lựa chọn nhiều nhất

Cước cầu lông BG66 UM dành cho người chơi chuyên nghiệp

Ưu điểm

Sức mạnh của BG66 Ultimax rất chắc chắn. Các cú đánh từ trên cao cho cảm giác rất mạnh và có âm thanh đánh tốt. Cảm giác mỏng của dây mang lại cho nó một độ sắc nét không thể tìm thấy ở bất kỳ dòng dây cước nào khác.

Khi kết hợp với một cây vợt nặng đầu mạnh mẽ, những cú đập của bạn chắc chắn sẽ rất dễ ăn điểm. Nhưng khi bạn kết hợp dây này với bất kỳ cây vợt nào, nó vẫn có thể khiến đổi thủ không kịp đỡ cầu. Thông thường, khi bất cứ thứ dây cước gì có chỉ số cực kỳ tốt về sức mạnh, nó sẽ mất kiểm soát nhưng trong trường hợp BG66 Ultimax này, kiểm soát cũng là hàng đầu.

Chơi với dây BG66 Ultimax này, đặc biệt là với độ căng cao mang tới những cú đánh thật tuyệt vời và sức mạnh trong các cuộc tấn công. Đồng thời, khả năng kiểm soát cũng cực kỳ tốt. Sợi dây này kết hợp với độ căng cao làm cho việc chơi lưới trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Đây là lý do tại sao chỉ những người chơi chuyên nghiệp mới có thể sử dụng dây BG66 Ultimax này một cách tối đa tiềm năng của nó, bạn cần phải có kỹ thuật tốt để có thể tận dụng khả năng kiểm soát và sức mạnh của nó cùng một lúc.

Dây cước căng vợt Yonex BG 66 ULTIMAX

Nhược điểm

Vấn đề duy nhất với sợi dây cước cầu lông này là độ bền của nó. Nếu bạn có kỹ thuật không tốt, loại dây cước BG66 Ultimax rất dễ bị đứt do nhầm lẫn. Có quá nhiều lần đánh cầu sai cách có thể dẫn đến việc thay thế dây BG66 Ultimax nhiều hơn, đồng nghĩa với việc chi phí thay dây trở nên tốn kém hơn.

Thêm vào đó, nhiều người chơi BG66 Ultimax cho biết, ngay cả khi bạn không đánh cầu lông sai cách thì loại dây này vẫn dễ dàng bị đứt. Dây có một đường kính mỏng 0,65mm như vậy mang lại khả năng kiểm soát tốt nhưng độ bền kém. Ngay cả khi bạn là một người chơi cầu lông rất giỏi, đôi khi bạn vẫn nên thay dây vài tuần một lần.

Cước căng vợt Yonex Nanogy 98

Yonex Nanogy 98 là một sợi dây cao cấp đến từ Yonex thuộc dòng Medium với độ mềm, thiên về độ nẩy, thích hợp với người chơi thích đánh cầu cao sâu và phòng thủ. Đường kính 0.66mm nên nó cũng không được bền cho lắm. Yonex Nanogy 98 được cấu tạo từ lõi đa sợi tơ Polymer Nylon độ bền cao,kết hợp cùng phần vỏ làm từ sợi bện đặc biệt Polymer Nylon thô độ bền cao, cho cảm giác sắc bén khi chơi trên sân làm cú đánh thêm mạnh mẽ, nó được những người chơi có lối đánh thiên về phòng thủ ưa chuộng.

 

Cước đan vợt cầu lông Yonex Nanogy BG98

 

Ưu điểm

  • Được làm từ sợi nylon đa sợi cường độ cao, dây cước cầu lông Yonex Nanogy 99 có độ đàn hồi cao và có thể tạo ra nhiều lực hơn. Các cú đập có thể tạo ra âm thanh đánh thỏa đáng được đánh giá ở mức 8.
  • Phù hợp cho người mới bắt đầu chơi cầu lông.
  • Dây cầu lông NBG 99 của yonex có độ dài vừa đủ phù hợp cho cả dây căng cao và căng dây thấp. Mặc dù hiệu suất căng cao cần ít dây hơn, nhưng gói này cũng phục vụ cho những người thích dùng dây có độ căng thấp hơn.
  • Được chế tạo bằng công nghệ đa sợi yonex, dây NBG 99 này có đường kính siêu mịn. Mặc dù mỏng vừa phải nhưng kết cấu chất lượng của nó khiến nó trở thành một lựa chọn bền bỉ để cung cấp công suất tối đa.

Nhược điểm

  • Đường kính 0.66mm nên nó cũng không được bền cho lắm.

Cước cầu lông Yonex BGXB 63 – EXBOLT 63

Có thể nói rằng các loại dây cước căng vợt cầu lông Yonex đang thống trị thị trường toàn Thế giới nhất là đối với cầu lông phong trào với đại đa số người chơi đều lựa chọn cước Yonex vì nó nổi trội với độ đa dạng tạo nhiều sự lựa chọn hoàn hảo cho lối đánh riêng biệt của từng lông thủ. Đặc biệt, vào cuối tháng 3 năm nay Yonex sẽ trình làng thêm một mẫu cước cầu lông mới siêu đẳng cấp chính là Yonex BGXB 63 – EXBOLT 63 với đường kính chỉ 0.63mm được nâng cấp độ bền bỉ, cải tiếng lực đẩy và tạo ra âm thanh bắt tai hơn, được sản xuất bằng vật liệu độc quyền mới “Forged Fiber” cực cao cấp.

Thông số dây căng vợt cầu lông Yonex BGXB 63 - EXBOLT 63

Ưu điểm:

  • Loại dây đan vợt cầu lông Yonex BGXB 63 – EXBOLT 63 này thuộc top các loại dây siêu cao cấp, thiên về lực đẩy, đánh sướng với tiếng nổ to như Yonex BG 66U, Yonex BG66B, Yonex Nanogy 98,…Đảm bảo đến lúc em nó trình làng trên Thế giới sẽ tạo ra một cơn địa chấn cực lớn.
  • Nhận thấy trong khi các mẫu dây cao cấp có lực đẩy tốt, tiếng nổ to nhưng độ bền thì lại rất thấp nên siêu phẩm này được tích hợp công nghệ mới “Forged Fiber” với thông số cực hấp dẫn như: lực đánh cầu 11/10, âm thanh cao 10/10, độ bền bỉ 7/10 ăn đứt cả Yonex BG 66Ultimax.

Nhược điểm:

Giá thành nhỉnh hơn so với các loại cước khác một chút.

Trên đây là một số phân tích về ưu nhược điểm của các loại cước vợt cầu lông, bạn đang dùng cước gì và cảm thấy thế nào. Hãy để ý kiến dưới phần bình luận để chúng mình cùng thảo luận nhé.

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.