Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Cách hạn chế đứt lưới vợt cầu lông mang lại hiệu quả cao

15 Tháng Mười Hai, 2023
1974

Là một người đam mê cầu lông và phải thường xuyên đánh cầu lông, vì vậy không thể nào tránh khỏi sự va chạm vợt hoặc một tình huống bất ngờ nào gây tổn thương đến vợt của mình. Trong trận đấu, ngoài kỹ thuật cầu lông vốn có thì vợt cầu lông chính là “trợ thủ” đắc lực chiếm vị trí khá quan trọng giúp bạn dành chiến thắng.

Vợt cầu lông bị đứt dây xảy ra ít trong quá trình tập luyện và thi đấu dưới cường độ cao. Tuy nhiên, ít ai nắm được vấn đề xử lý trong việc này lo ngại nhất của người chơi cầu lông khi bị đứt lưới không phải là việc phải đan lại, đứt lưới nếu không cẩn thận rất dễ dẫn đến việc hư hỏng, méo khung thậm chí là gãy vợt.

Đôi khi việc cắt lưới như là một biện pháp cấp cứu tạm thời để giảm áp lực lên khung vợt khi dây vợt bị đứt trong quá trình đánh. Hoặc khi bộ cước của bạn đã quá chùng, trước khi mang đến cửa hàng để đan cước mới, bạn muốn tự tay cắt lưới vào tháo lưới cho cây vợt của bạn. Hãy cùng  Fbshop  tìm hiểu thêm về Cách hạn chế đứt lưới vợt cầu lông mang lại hiệu quả cao để xử lí vấn đề đứt dây xảy ra không mong muốn trong quá trình luyện tập và thi đấu dưới cường độ cao.  

1. Vì sao vợt cầu lông lại bị đứt dây cước?

  • Một nguyên nhân dẫn đến việc vợt cầu lông thường xuyên bị đứt dây là do để lâu ngày ko dùng đến làm giảm chất lượng nên rất dễ bị đứt mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, đối với những bạn có lối chơi thường xuyên chém cầu, sẽ làm cho dây vượt nhanh chóng bị đứt hơn.
  • Đặc biệt, những vận động viên chuyên nghiệp có cây vợt cầu lông được căng cước với sợi mỏng để giúp trợ lực tốt hơn trong những cú đánh cũng làm cho cây vợt nhanh chóng bị đứt dây. Đồng thời khi điểm tiếp xúc cầu lệch với tâm vợt hay lệch vùng điểm ngọt cũng là nguyên nhân làm dây bị đứt. Đây thường là những nguyên nhân phổ biến và hay xảy ra nhất đối với các cây vợt cầu lông.

 2. Việc nên làm sau khi vợt cầu lông bị đứt dây

  • Không phải ai cũng biết cách xử lý khi vợt cầu lông bị đứt dây. Hầu hết mọi người thường giữ nguyên tình trạng dây đứt và mang về nhà. Sau đó, họ mới sắp xếp thời gian mang ra quán để tìm cách xử lý.
  • Đây có thể coi là một trong những sai lầm lớn, gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với khung vợt cầu lông của bạn. Tình trạng này có thể khiến toàn bộ khung vợt của bạn bị méo, nứt, gãy bởi tác động lực bị mất cân bằng.
  • Bởi vậy, bạn nên tiến hành cắt dây vợt ngay khi thấy dây bị đứt. Nếu bạn không tìm kiếm được vật dụng để cắt dây, bạn nên tạm thời buộc cố định dây lại. Sau đó hãy tìm kiếm tật dụng để cắt dây nhé. Đây là cách hiệu quả nhất khuyên dùng cho bạn, tránh dây đứt ảnh hưởng đến những khu vực khác trên vợt.

3. Vì sao phải cắt dây khi vợt cầu lông bị đứt dây?

  • Thực ra việc cắt dây ngay khi dây bị đứt chỉ là cách xử lý tạm thời. Vì cách này sẽ giúp làm giảm áp lực lên toàn bộ khung vợt sau khi dây cước bị đứt. Đồng thời giúp bạn hạn chế tối đa việc hư hại do lực căng của dây cước không đồng đều trước khi bạn mang vợt đến cửa hàng để xử lý.
  • Vợt cầu lông khi bị đứt dây có thể gây hại đến khung vợt. Nếu như người chơi không cắt dây cước ngay tại thời điểm vợt bị đứt mà để quá lâu thì rất dễ gây tác động lên những bề mặt vợt yếu, hoặc dây dồn không đều do việc co giãn. Khi ấy cây vợt cầu lông sẽ phải chịu nhiều thiệt hại hơn do tác động lực không đều nhau. Tuy nhiên sau khi cắt dây rồi bạn cũng nên mang vợt đến cửa hàng trong thời gian sớm nhất.

4. Cách sửa vợt cầu lông bị đứt dây hiệu quả

  • Đối với các vận động viên chuyên nghiệp và những người chơi có điều kiện kinh tế tốt, thường họ sẽ bỏ hoàn toàn bộ dây cũ và thay căng cước mới để đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng về sau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chúng ta có thể sử dụng lại đoạn dây cước cũ. Vì nếu dây cước đủ độ dài và chất lượng ổn định thì vẫn có thể tái sử dụng.
  • Cách sửa vợt này có ưu điểm là giúp tiết kiệm chi phí vì không cần thay bộ cước mới. Nhưng chất lượng sử dụng sau này có thể không được đảm bảo. Đồng thời việc sửa chữa và căng lại sẽ mất nhiều thời gian hơn. Thậm chí nếu người thợ không kiểm tra kỹ dây cũ mà căng lại thì rất dễ bị xảy ra tình trạng đứt tiếp, vì vậy sẽ làm tốn rất nhiều thời gian.
  • Trong khi đó, nếu như căng dây cước mới bạn sẽ được đảm bảo về chất lượng sử dụng sẽ được lâu dài. Cây vợt cầu lông sẽ được đảm bảo có lực căng tối ưu và chính xác nhất. Độ bền của dây cước và độ bền của khung vợt cũng được duy trì ở mức tốt nhất. Chỉ có điều bạn sẽ tốn chi phí hơn so với việc sử dụng lại dây cước cũ.

5. Cách bảo quản vợt cầu lông tốt và lâu dài

5.1 Tránh trường hợp va chạm vợt mạnh

  • Điều đầu tiên để tăng tuổi thọ của cây vợt cầu lông là bạn nên hạn chế hoặc tránh va chạm mạnh với khung, cạnh vợt. Bởi vì khi vợt cầu lông bị xước phần thân do va chạm, cạch cầu… vợt cũng dễ bị ôm khung, ăn mòn và ta sẽ không thấy ở bên ngoài.
  • Điều này có thể gây gãy vợt đột ngột trong lúc đan, hoặc lúc đánh cầu khi vừa đan xong.
  • Do vậy, cách bảo quản vợt cầu lông tốt nhất là cần phải hiểu các luật cầu lông, kỹ thuật cầu lông để có thể chơi cầu lông hiệu quả và biết cách điều chỉnh tư thế để điểm cân bằng vợt cầu lông đánh trúng vào quả cầu nhiều nhất có thể.

5.2 Cách bảo quản vợt cầu lông – Để vợt cầu lông ở nơi dễ nhìn thấy

  • Điều cơ bản thứ hai giúp bảo quản vợt tốt hơn là bạn nên để vợt ở nơi dễ nhìn thấy vì khi đó bạn dễ dàng tìm kiếm vợt cũng như tránh trường hợp đè lên vợt, đạp vợt gây hư hỏng, đồng thời tránh được những nguy cơ gây hỏng vợt không nhìn thấy được như ẩm ướt, chuột, gián.
  • Bên cạnh đó bạn nên tránh để vợt ở nơi có nhiệt độ cao, vì hầu hết vợt cầu lông được làm từ carbon, và khi vợt của bạn bị nóng, các phân tử cacbon trong nó có khuynh hướng bị méo mó và bị kéo ra do độ căng của dây. Do đó, điều này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho vợt của bạn nếu lặp đi lặp lại trong thời gian dài.

5.3 Không căng dây vợt cầu lông quá mức quy định

  • Điểm tiếp theo bạn cần lưu ý chính là việc căng vợt cầu lông. Lưu ý khi mua vợt bạn nên tìm hiểu kỹ các thông số vợt cầu lông cũng như nghe theo sự hướng dẫn của tư vấn viên để biết được số ký đan mà nhà sản xuất đưa ra, nếu lực tay mạnh muốn đan vợt cầu lông với số ký cao, bạn nên lựa chọn một dòng vợt phù hợp, không nên tự đan vượt quá số ký quy định.
  • Nếu bạn cố tình đan sai số ký quy định sẽ dễ gây gãy khung vợt khi chơi cũng như làm giảm hiệu quả chơi của bạn.
  • Có nhiều trường hợp, khi đứt lưới người chơi muốn nối lại chứ không cắt dây để đan mới. Đây là điều rất nguy hại bởi vợt sẽ dễ bị nứt, gãy trong quá trình chơi sau này. Đừng tiết kiệm một chút tiền đan lưới mà sau này bạn phải tốn tiền để mua một cây vợt khác.

5. 4 Thường xuyên thay quấn cán vợt cầu lông định kỳ

  • Nhiều người có thói quen chơi đánh cầu lông thường bỏ qua điểm này. Khi chơi đánh cầu lông nhiều, mồ hôi cơ thể sẽ bám vào cuốn cán vợt và hấp thu hết lượng mồ hôi tay của người chơi tiết ra. Lâu ngày sẽ khiến vợt bị bẩn cũng như cán gỗ bên trong cũng sẽ bị ảnh hưởng và ăn mòn.
  • Vì thế, bạn nên thay đổi quấn cán vợt cầu lông khoảng 1-2 tháng/lần và mỗi khi đánh cầu xong, vừa đảm bảo luôn sạch sẽ mới mẻ vừa giúp cán vợt được thông thoáng và bền hơn.

5. 5 Bảo quản vợt cầu lông – Kiểm tra gen vợt thường xuyên

  • Các gen vợt cầu lông cũng có nguy cơ bị mài mòn và ăn sâu vào bên trong, khiến vợt bị nhanh đứt dây. Do đó bạn nên kiểm tra gen vợt cầu lông của mình thường xuyên để có thể phát hiện bất kỳ dấu hiệu bị nứt vỡ nào và giải quyết nhanh chóng.
  • Lúc đi đan vợt ở shop, bạn có thể nhờ chuyên viên kiểm tra tình trạng gen vợt của mình để kịp thời xử lý.
  • Người chơi hay chủ quan và ít để ý đến gen vợt, đợi đến lúc sắp hỏng mới kịp phát hiện và sửa chữa thì đã muộn. Nếu một phần của gen vợt bị phá vỡ, bạn nên tháo toàn bộ phần gen còn lại ra để tránh sự không cân bằng trong độ căng của các dây đan và giảm thiểu nguy cơ sập khung, giảm hiệu quả khi chơi.
  • Bên cạnh đó bạn cũng nên kiểm tra khung vợt, nếu phát hiện có dấu hiệu rạn nứt bạn nên tìm đến shop để chuyên viên tư vấn hướng khắc phục như hàn,…

 5.6 Tăng tuổi thọ vợt cầu lông – Vệ sinh vợt thường xuyên

  • Tránh tuyệt đối các hành động cạo nó trên mặt đất, hành động này không chỉ làm vợt dễ bị bẩn mà nó còn là tác nhân làm cho vợt của bạn xuất hiện các vết nứt.
  • Nên làm sạch vợt cầu lông bằng cách lau nhẹ, nên lau bằng khăn mềm nhẹ để giữ vệ sinh cho vợt đồng thời tránh cho vợt bị ẩm ướt hoặc bám mồ hôi.

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.