Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Cách xử lí chấn thương vai khi tham gia đánh cầu lông

15 Tháng Mười Hai, 2023
93

Chấn thương vai là một vấn đề thường gặp trong cầu lông, đặc biệt khi tham gia vào các trận đấu sôi động. Đây là một tình huống đau đớn và có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thi đấu và sức khỏe chung của người chơi. Tuy nhiên, việc xử lí chấn thương vai không chỉ giúp giảm đau mà còn đảm bảo việc phục hồi và tránh tái phát. Trong bài viết này, FBShop sẽ cùng các bạn tìm hiểu cách xử lí chấn thương vai khi tham gia đánh cầu lông để giúp bạn duy trì sự tinh thần và tiếp tục tham gia môn thể thao yêu thích này.

1. Chấn thương vai là gì ?

Chấn thương vai là một loại chấn thương thường gặp và có thể xảy ra như bị té, tai nạn, chơi thể thao, mang vác vật nặng. Phạm vi chuyển động của vai lớn nhất là 4 khớp. Hai khớp lớn được hình thành nhờ sự liên kết giữa xương cánh tay và cương bả vai, cũng như liên kết giữa xương bả vai và thành ngực. Chính vì vậy khớp vai có độ linh hoạt cao nên dễ dàng mất ổn định nên quá trình thoái hoá khớp khiến các mô bị phá vỡ không còn hoạt động tốt.

2. Một số chấn thương thường gặp ở vai

Một số chấn thương vai thường gặp khi chơi cầu lông cần phải lưu ý gồm:

  • Giãn, rách dây chằng bao khớp: vận động quá mạnh khi chơi cầu lông có thể khiến dây chằng và bao khớp vai bị tổn thương, rách và khớp lỏng lẻo dẫn tới các cơn đau dữ dội;
  • Viêm, rách gân cơ xoay: Có thể gây ra chứng đau vai cấp và mãn tính làm hạn chế sự vận động của vai. Nếu để lâu thậm chí còn gây mất chức năng vận động của vùng vai và cánh tay;
  • Chấn thương cơ chóp xoay: Chức năng chính của cơ chóp xoay là kết nối các xương trong khớp vai lại với nhau, tạo điều kiện cho khớp vai được hoạt động dễ dàng. Vì vậy, nếu cơ chóp xoay bị tổn thương sẽ khó lòng mà di chuyển tay hoặc nhấc tay lên xuống được;
  • Rách gân: Là một trong những chấn thương vai phổ biến khi chơi cầu lông, thường xảy ra ở vận động viên chuyên nghiệp hoặc người đã có tuổi do lão hoá.

3. Nguyên nhân gây ra chấn thương vai 

Trong tất cả các khớp trên cơ thể thì vai có phạm vi chuyển động lớn nhất, do được cấu trúc để có độ linh hoạt tuyệt đối. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là khớp vai có nguy cơ mất ổn định khá cao. Đây chính là nguyên nhân làm tăng khả năng chấn thương khớp vai, thoái khoá khớp khiến các mô bị phá vỡ và không còn hoạt động tốt gây ra những tổn thương trong quá trình tập luyện và thi đấu bộ môn như cầu lông.

Một số nguyên nhân gây ra đau khớp vai khi chơi cầu lông gồm có:

  • Do cường độ tập luyện: Nếu phải vận động liên tục với cường độ cao, các cơ chóp xoay, gân, ổ khớp phải vận động mạnh trong thời gian dài không ngừng nghỉ sẽ dẫn đến chấn thương. Nguyên nhân này thường gặp ở các vận động viên chuyên nghiệp có tần suất luyện tập và thi đấu cao.
  • Thực hiện sai kỹ thuật: Các lỗi như đưa hai tay lên xuống thường xuyên vô thức, xoay và đánh trở cánh tay liên tục, dồn lực vào chân có thể dẫn tới các chấn thương tay và vai. Các cơn đau có thể là cấp tính hoặc lâu dài hình thành thói quen không đúng tư thế, làm tăng nguy cơ gặp phải đau khớp vai trong tương lai. Nguyên nhân này thường gặp ở những người mới chơi cầu lông hoặc tự tập không đúng phương pháp.
  • Do té ngã, va đập: Chấn thương vai cũng có thể đến từ việc té ngã khi chạy, va chạm với đồng đội dẫn tới các tác động vật lý mạnh lên vùng vai. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới đau vai khi chơi cầu lông.
  • Do bệnh lý: Vận động viên khi mắc các bệnh về cơ, xương khớp như viêm quanh khớp vai, thoái hóa khớp hoặc chấn thương cũ thì việc chơi lại cầu lông có thể làm nặng thêm tình trạng này.

4. Cách xử lí khi gặp chấn thương vai

Sau khi đã phát hiện được bệnh thì mọi người sẽ tìm hiểu để cách hướng dẫn nhanh nhất để không vị đau vai là:

  • Chườm đá: Đây là một phương pháp truyền thống giúp giảm đau. Nó sẽ mang lại hiệu quả trong vòng 1 – 2 ngày sau khi bị thương. Khi chườm thì đá giúp bạn giảm đau và ngăn ngừa sưng tấy do giảm lưu lượng máu đến khu vực đang bị thương. Hãy chườm đá trong vòng 15 – 20 phút mỗi lần để da trở về nhiệt độ bình thường sau khi chườm.
  • Nghỉ ngơi và giảm cường độ tập luyện: Có một tỷ lệ lớn các chấn thương vai khi chơi cầu lông là luyện tập quá sức. Do đó việc dành thời gian nghỉ ngơi để cân bằng cơ thể là vô cùng cần thiết để tránh chấn thương;
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ: Tuyệt đối không nên lạm dụng hay tự ý sử dụng thuốc mà không có lời khuyên của chuyên gia;
  • Thực hiện các bài tập dành cho người bị đau vai: Các bài tập nhẹ nhàng nhưng hiệu quả có thể giúp thư giãn cơ bắp, vận động nhẹ vùng khớp vai để hạn chế cứng khớp;
  • Phẫu thuật: Các trường hợp nặng bệnh nhân có thể cần được chỉ định phẫu thuật, đặc biệt là các trường hợp đứt, rách cơ hay tổn thương nặng.

5. Phòng ngừa chấn thương vai khi chơi cầu lông như thế nào ?

Để phòng tránh chấn thương vai khi chơi cầu lông, vận động viên có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Khởi động kỹ trước khi chơi cầu lông dù cho là tập luyện hay thi đấu.
  • Tránh tập luyện sai kỹ thuật, tốt nhất là có người theo dõi và chỉnh sửa động tác đối với người mới tham gia
  • Không thực hiện các động tác quá sức, liên tục, thường xuyên khiến khớp vai chịu áp lực và gặp chấn thương
  • Khi có nguy cơ đau, ngừng tập và thả lỏng khớp vai, nên nghỉ ngơi, thư giãn và không làm việc nặng
  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ giảm lực trên vai
  • Xây dựng chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý
  • Bổ sung dinh dưỡng phù hợp để tăng cường thể trạng.

Trên hết, việc xử lí chấn thương vai khi tham gia đánh cầu lông là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự tiếp tục tham gia vào môn thể thao này. Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc cơ bản và áp dụng các biện pháp phục hồi phù hợp, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ tái phát chấn thương và nhanh chóng trở lại sân chơi.

 

 

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.