Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Cách xử lý vợt cầu lông bị lún gen và cách phòng tránh hiệu quả

15 Tháng mười hai, 2023
9058

Cách xử lý vợt cầu lông bị lún gen và cách phòng tránh hiệu quả

1. Nguyên nhân Cách xử lý vợt cầu lông bị lún gen

Có nhiều nguyên nhân gây lún gen vợt cầu lông, bao gồm:

  • Sử dụng quá mức hoặc không đúng cách: Khi sử dụng vợt cầu lông quá mức hoặc không đúng cách, ví dụ như đánh cầu quá mạnh hoặc đánh bóng không đúng kỹ thuật, có thể gây lún gen cho vợt.
  • Đánh bóng trên bề mặt cứng: Khi đánh cầu trên bề mặt cứng như sân bê tông hoặc sân xi măng, cú đánh thường có lực tác động lớn hơn đối với vợt, dẫn đến khả năng lún gen cao hơn.
  • Độ ẩm không đúng: Nếu vợt cầu lông được bảo quản trong môi trường ẩm ướt hoặc không đúng cách, nước có thể thấm vào lưỡi vợt, gây ra sự thay đổi kích thước và hình dạng của lưỡi vợt, dẫn đến lún gen.
  • Lưỡi vợt cũ hoặc bị hư hỏng: Nếu lưỡi vợt cầu lông đã được sử dụng trong một thời gian dài hoặc bị hư hỏng do va chạm hay sử dụng không đúng cách, có thể dẫn đến lún gen.
  • Độ căng dây không đúng: Độ căng dây quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây lún gen cho vợt.
Cách xử lý vợt cầu lông bị lún gen và cách phòng tránh hiệu quả

Cách xử lý vợt cầu lông bị lún gen và cách phòng tránh hiệu quả

2. Cách phòng tránh lún gen

Một khi đã lún thì chỉ còn cách chữa cháy chứ không thể phục hồi như trước khi lún được. Chính vì vậy mà việc phòng tránh là điều cần thiết mà bất cứ ai cũng có thể làm được.

2.1 Cắt hoàn toàn cước bị đứt khi chơi

  • Khi vợt đứt cước việc đầu tiên các bạn nên làm là dừng chơi và cắt hoàn toàn cước đi. Việc này đảm bảo vợt của bạn không bị biến dạng, om khung hoặc sập. Không cần phải rút hết cước đi vì như thế có thể sẽ bị rơi rớt các gen.  Đây là việc rất đơn giản chỉ cần bạn thủ sẵn 1 cái kéo trong bao vợt khi đi chơi cầu.

2.2 Xoay gen mỗi lần đi căng lại vợt

  • Có một sự thật rất đau lòng mà 1 người bạn của tôi gặp phải đó là vợt bị sụt gen. Khi được xem ảnh chụp lại vết sụt thì tôi hoàn toàn ngỡ ngàng khi bạn tôi không hề xoay gen khi đi căng. Tính ra từ khi mua cây vợt đó đến lúc bị sụt cũng cỡ 10 tháng, tôi tính xông xênh thì cũng căng cước khoảng 6-7 lần. Vậy mà không hề xoay gen. Tôi cũng là 1 thợ căng vợt nên mỗi khi nhận vợt của khách tôi đều kiểm tra xem gen có cần phải xoay hoặc thay không. Điều này khá mất thời gian nhưng như thế là cần thiết để bảo vệ tài sản của khách hàng cũng như uy tín của mình.
  • Việc xoay gen vợt cũng khá đơn giản, bạn cần đẩy gen lên xoay ngang gen ra. Như vậy mỗi gen mình có thể xoay sử dụng được 2-4 lần. 2 lần xoay với gen đôi, và 4 lần xoay với gen đơn. Mỗi lần xoay bạn có thể căng được 1-3 lần cước tùy vào mức độ căng cân cao của bạn và độ móp của gen.  Sau đó thì bạn nên thay gen mới để vợt luôn được đảm bảo. Chỉ cần 1 mắt xích trong cả 1 chuỗi có vấn đề là bạn có thể gặp sự cố ngay, chính vì vậy cần tỉ mỉ xoay hết và đầy đủ toàn bộ trên vợt.
Cách xử lý vợt cầu lông bị lún gen và cách phòng tránh hiệu quả

Cách xử lý vợt cầu lông bị lún gen và cách phòng tránh hiệu quả

2.3 Gắn miếng chống lún trước khi bị lún

  • Với những cây vợt có tiếng bị lún, nhưng khổ nỗi bạn chỉ hợp với nó thì nên tìm mua 1 vài cái gen chống lún chuyên biệt gắn vào các vị trí hay lún trước.

2.4 Xử lý Cách xử lý vợt cầu lông bị lún gen

  • Khi đã bị lún thì chúng ta chỉ  tìm cách khắc phục, làm tốc độ lún của nó giảm đi chứ không thể khắc phục triệt để lỗi này được. Sớm muộn thì cây vợt cũng sẽ sụt hẳn không sử dụng được nữa.

3. Cách xử lý vợt cầu lông bị lún gen

 3.1 Gắn miếng nhựa cứng vào chỗ bị lún

  • Gắn miếng nhựa cứng hay còn gọi cách khác mà trước nay mọi người hay dùng là gắn miếng ghép sim vì người căng hay cắt miếng sim ra để lót vào chỗ lún. Với miếng ghép sim bạn có thể gắn bất cứ chỗ nào bị lún. Và nó rất dễ làm.
  • Bạn có thể kiếm một miếng nhựa cứng vừa đủ như miếng ghép sim, cắt 1 đoạn vừa đủ để gắn vào giữa 2 gen bị lún.
  • Không cần phải gắn chết miếng ghép này vào vợt, bạn mang theo khi đi căng vợt đưa cho người căng, họ sẽ gá khi kéo cước nó cũng ko thể rơi ra được.

3. 2 Thay gen đôi

Thay gen đôi tốt vì nó chịu lực khỏe nhưng nó cũng có nhược điểm là chỉ có vài vị trí có thể lắp được như vị trí đỉnh 12h, góc 1h và 11h. Và một nhược điểm nữa nó làm cước lồi lên khá nhiều. Đôi khi bạn quẹt vợt xuống sàn sẽ làm đứt cước.

Gen này cũng phải bỏ tiền mua ở cửa hàng căng vợt chứ không tự làm được.

3.3 Gắn miếng chống lún trước khi bị lún

Với những cây vợt có tiếng bị lún, nhưng khổ nỗi bạn chỉ hợp với nó thì nên tìm mua 1 vài cái gen chống lún chuyên biệt gắn vào các vị trí hay lún trước.

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.