Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Đau cơ khi chơi cầu lông | Nguyên nhân và cách khắc phục

15 Tháng mười hai, 2023
1577

Đau cơ khi chơi cầu lông chủ yếu xảy ra nếu bạn không khởi động trước đó hoặc luyện tập sai cách. Ngoài việc điều chỉnh lại chế độ tập luyện, bạn nên sớm tìm ra nguyên nhân và khắc phục , tránh để tình trạng đau nhức ảnh hưởng đến việc luyện tập và theo đuổi đam mê

Cầu lông là một môn thể thao rèn luyện sức khỏe rất phổ biến và được nhiều người chơi ở các độ tuổi khác nhau yêu thích, nhưng nhiều người có thể cảm thấy đau nhức cơ bắp sau kết thúc mà không rõ nguyên nhân. Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây Đau cơ khi chơi cầu lông sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra biện pháp khắc phục, đồng thời từ đó xây dựng chế độ luyện tập phù hợp hơn. Luyện tập thể dục thể thao chỉ đem lại hiệu quả khi người tập thực hiện bài bản, đúng cách. Một vài thói quen, quan niệm sai lầm có khả năng cao khiến cơ căng cứng và gây đau. Fbshop xin chỉ ra một số nguyên nhân và cách khắc phục chính dưới đây để bạn cùng tham khảo và áp dụng phù hợp với bản thân.

1. Không khởi động và giãn cơ trước và sau khi chơi cầu lông

Đau cơ khi chơi cầu lông xảy ra nếu bạn không khởi động trước đó và bỏ qua các động tác giãn cơ sau khi vận động mạnh . Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau cơ khi chơi thể thao là bỏ qua quá trình khởi động, giãn cơ hoặc khởi động loa qua, sai cách. Đây là thói quen của nhiều người không thường xuyên rèn luyện thể chất hay chơi thể thao. 

Việc luyện tập ngẫu hứng rất dễ khiến các cơ cũng như dây chằng phải gắng sức để bắt kịp nhịp điệu hoạt động. Dưới áp lực do cường độ hoạt động đột ngột tăng lên, những mô mềm này có thể co giãn hoặc căng cứng quá mức và gây đau. Trong bộ môn cầu lông bạn hãy cùng tham khảo các động tác khởi động và giãn cơ khi chơi cầu lông ngay dưới video dưới đây:

2. Luyện tập sai cách sẽ dẫn đến đau cơ

Cầu lông là một trong những môn thể thao có khá nhiều kĩ thuật riêng, cũng cần sử dụng những dụng cụ như vợt cầu lông với thông số thích hợp, phần lớn người chơi phong trào đều tự thực hiện các thao tác dưới sự hướng dẫn sơ sài đến từ các clip đăng tải trên mạng hoặc bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp. Do đó, sai lầm trong việc luyện tập là điều không thể tránh khỏi.  Điều này có nguy cơ khiến tình trạng đau nhức cơ bắp xảy ra.

Đối với những người mới tập chơi khuyến khích trong thời gian đầu, họ nên tìm đến những trung tâm thể dục thể thao để được các huấn luyện viên giàu kinh nghiệm tại đây hướng dẫn tập luyện bài bản. Sau đó, họ có thể tự rèn luyện thêm

Môn cầu lông đòi hỏi người chơi sử dụng nhiều động tác và kỹ thuật đánh liên quan đến cổ tay rất nhiều. Đặc biệt nếu là người chơi chuyên nghiệp, việc chinh phục được những thao tác khó luôn là ao ước của nhiều người để nâng cao trình độ chơi. Tuy nhiên đối mặt với họ là nhiều rủi ro dính chấn thương bởi luôn có sai sót trong khi chuyển động lúc tập. Cùng điểm qua một số kỹ thuật chơi cầu lông bằng cổ tay sau để biết cổ tay quan trọng như thế nào với bộ môn cầu lông:

Cầm vợt sai cách hay thường xuyên thực hiện các động tác không đúng kĩ thuật sẽ dễ dẫn đến đau cổ tay, cơ tay, vai và chân.

Đau cơ khi chơi cầu lông

Đau cơ khi chơi cầu lông

3. Cường độ tập luyện quá cao gây đau cơ khi chơi thể thao

Mô cơ không kịp thích nghi với cường độ hoạt động khi chơi thể thao là nguyên nhân chủ yếu gây co thắt, căng cứng các nhóm cơ, từ đó dẫn đến đau nhức khó tả. Thêm vào đó, sự thích ứng kém này còn có thể đến từ việc:

  • Người tập vốn không có thói quen vận động thể chất.
  • Thường xuyên rèn luyện nhưng lại có cường độ luyện tập quá lớn, vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ bắp.

Bên cạnh đó, chơi thể thao với cường độ cao không chỉ gây Đau cơ khi chơi cầu lông mà còn dễ dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe khác, ví dụ như gãy xương, rách dây chằng, suy nhược cơ thể… Do đó người chơi nên điều chỉnh lại chế độ tập luyện nếu bắt gặp những dấu hiệu vận động quá sức dưới đây, bao gồm:

  • Mỗi ngày luyện tập thể thao, đặc biệt với cường độ cao, nhiều hơn 60 phút.
  • Sau khi kết thúc buổi tập, cơ bắp toàn thân cảm thấy đau nhức khó chịu, dù bạn đã khởi động cũng như thực hiện đúng thao tác.
  • Khẩu phần ăn đột ngột tăng bất thường.
  • Cảm giác uể oải, mệt mỏi luôn xảy ra.
  • Tinh thần kém, luôn cảm thấy ngủ không đủ giấc nhưng lại thường xuyên khó ngủ.
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt (đối với nữ).

Nên làm gì nếu bị Đau cơ khi chơi cầu lông?

Bạn có thể khắc phục tình trạng đau nhức cơ bắp bằng cách tạm ngưng các hoạt động thể chất, chú trọng nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể. Một số người còn tìm kiếm sự hỗ trợ từ yếu tố bên ngoài để mau chóng xoa dịu cơn đau, chẳng hạn như:

  • Chườm lạnh
  • Xoa bóp
  • Uống thuốc giảm đau
  • Sử dụng các phụ kiện hỗ trợ như bó gối, bó cổ chân trong cầu lông

Thực tế, những biện pháp trên chỉ có tác dụng đẩy lui triệu chứng tạm thời. Điều này có nghĩa rằng tình trạng đau cơ vẫn còn đó và có khả năng tái phát bất kỳ lúc nào.  Để có thể đồng hành lâu dài cùng đam mê thể thao bẹn nên nghỉ ngơi để hồi thục lại thể trạng tiếp tục cho những trận độ sau đó. Nếu tình trạng đau cơ không chấm dứt bạn nên tìm đến những người có chuyên môn để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.