Đau khuỷu tay khi đánh cầu lông | Nguyên nhân và cách xử lý
Đau khuỷu tay khi đánh cầu lông | Nguyên nhân và cách xử lý
Đau khuỷu tay khi đánh cầu lông là một dạng chấn thương nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng vận động, nếu để tình trạng nghiêm trọng sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Trong quá trình tập luyện và thi đấu cầu lông, khớp khuỷu tay là một trong những bộ phận chịu nhiều tác động cơ học, do vậy khớp khuỷu tay rất dễ bị tổn thương. Các vận động viên chơi cầu lông, thường vận động tay lặp đi lặp lại rất dễ gặp phải các chấn thương ở khuỷu tay. Fbshop xin gửi đến các bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách xử lý khi gặp tình trạng đau khuỷu tay cũng như cách phòng tránh để có một thể trạng tốt nhất duy trì đam mê của mình.
1. Nguyên nhân đau khuỷu tay khi đánh cầu lông
Khuỷu tay là một khớp có cấu trúc đặc biệt, nằm giữa cánh tay và cẳng tay. Phần xung quanh các khớp khuỷu có bao khớp và dây chằng. Khuỷu tay có chức năng chính là gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay. Đau khuỷu tay là tình trạng sưng đau, viêm hoặc rách, giãn, đứt nhóm gân cơ duỗi tại khu vực nằm giữa cẳng tay và cánh tay.
Đau mỏi khuỷu tay là triệu chứng thường gặp ở những người chơi cầu lông dưới cường độ cao, luyện tập cầu lông sai cách. Triệu chứng này càng đau hơn khi người chơi thực hiện những động tác xoay cẳng tay, gập duỗi ngón tay, nắm chặt tay. Càng về chiều tối, chấn thương này càng nặng thêm khiến người chơi đau đớn. Đau mỏi khuỷu tay có thể lan xuống cánh tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay hoặc lan lên trên.
Đánh cầu lông là bộ môn thể thao vận động mạnh việc đau nhức khuỷu tay là chấn thương thường thấy ở những người chơi với cường độ cao, luyện tập không đúng cách. Chấn thương xảy ra do bạn lạm dụng dùng cổ tay quá nhiều, khởi động cổ tay không đủ hoặc cầm vợt quá chặt, đặc biệt là đập cầu mạnh. Khi đập cầu các bộ phận như chân, hông, khuỷu tay, vai, cẳng tay và cổ tay đều phải phối hợp nhịp nhàng chứ không riêng cổ tay. Thường thì những người mới tập cầu hay bị chấn thương gây đau khuỷu tay. Triệu chứng này càng rõ rệt hơn khi người chơi thực hiện các động tác xoay cẳng tay và nắm chặt tay. Sự đau nhức âm ỉ sẽ làm người chơi khó chịu khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Biểu hiện đau tăng khi gấp cổ tay hoặc lật sấp cẳng tay khi gặp phải chấn thương này. Theo đó, lực nắm bàn tay giảm mạnh, thậm chí không thể cầm được vật nặng. Khi ấn vào vùng lồi cầu thì đau tăng lên và giảm khi nghỉ ngơi. Những triệu chứng sưng, nóng, đỏ ở khớp khuỷu thường không xuất hiện khi bị chấn thương khuỷu tay.
Nguyên nhân gây đau khuỷu tay có thể là do:
- Chấn thương thể thao: Té ngã, dùng lực ở tay quá mạnh, va đập mạnh… tác động đến các cơ, sụn, gân, dây chằng quanh phần dưới của khớp và phần trước cánh tay.
- Khởi động không kỹ càng trước khi chơi
- Sử dụng vợt cầu lông có kích thước tay cầm quá lớn, lưới vợt quá căng hoặc chơi không đúng kỹ thuật.
- Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt và ăn uống không hợp lý sau mỗi lần chơi thể thao khiến cho các cơ bị mệt mỏi, kiệt sức; người bệnh luôn có tâm lý căng thẳng, khó chịu…
- Một số chấn thương ở khuỷu tay như: Trật khớp, giãn cơ, bong gân, gãy xương,…
2. Các xử lý Đau khuỷu tay khi đánh cầu lông
Tùy theo tình trạng, mức độ bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Với trường hợp mới mắc bệnh, mức độ nhẹ, tổn thương không nhiều thì có các cách chữa đau khuỷu tay tại nhà qua việc thực hiện các biện pháp dưới đây:
- Nghỉ ngơi: Khớp khuỷu tay cần có thời gian nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để giảm tình trạng sưng, đau. Cần giảm hoặc ngừng vận động cẳng tay trong khoảng một vài ngày.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh khoảng 10-15 phút, mỗi ngày 2-3 lần giúp giảm sưng, giảm đau rất hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa tổn thương mô.
- Dùng nẹp hoặc băng khuỷu tay để giữ ấm và giúp chuyển động khớp không vượt quá giới hạn, đồng thời giảm áp lực lên cánh tay.
- Kê cao khuỷu tay có thể làm giảm sưng đau đáng kể. Bạn có thể chống khuỷu tay trên gối hoặc chân để nâng lên thoải mái hơn.
Dùng thuốc điều trị là phương pháp hiệu quả sẽ giúp giảm đau tốt và kiểm soát được các triệu chứng khác. Việc sử dụng thuốc tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp như: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ…
Bạn cần giảm hoặc ngừng vận động cẳng tay trong vài ngày ngay khi gặp chấn thương cổ tay. Bạn có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh để giảm đau, bồi bổ chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Bạn cần đặc biệt chú ý bổ sung các khoáng chất canxi, magie, kali cho cơ thể. Đây là những dưỡng chất cần thiết cho việc hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp không dùng thuốc khác như: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hoặc luyện tập những bài tập bổ trợ khắc phục chấn thương.
Bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa xương khớp để kiểm tra nếu tình trạng đau nhức không giảm. Bạn nên chụp X-quang để xác định chính xác tình trạng xương của mình có bị ảnh hưởng gì không. Sau đó sẽ có những phương pháp phục hồi chuyên sâu. Đau mỏi khủy tay cần được trị liệu bằng những phương pháp giảm đau, chống viêm kết hợp vật lý trị liệu. Những phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng là nhiệt trị liệu, điện xung, sóng ngắn, siêu âm trị liệu…
Nếu bạn không may nằm trong số những trường hợp chấn thương nặng, kéo dài thời gian phục hồi, phương pháp phẫu thuật sẽ giúp bạn cải thiện tình hình tối ưu nhất lúc này. Có một vài bệnh viện chuyên khoa tại Việt Nam có thực hiện mổ nội soi khớp khuỷu. Bạn có thể tới đó và làm những xét nghiệm cần thiết cho mình.
3. Cách phòng tránh đau khuỷu tay khi đánh cầu lông
- Làm nóng cơ thể, khởi động kỹ trước khi tập luyện và thi đấu.
- Giãn cơ đầy đủ sau khi tập luyện và thi đấu ở cường độ cao để thư giãn và giúp cơ nhanh hồi phục.
- Đánh cầu lông đúng kĩ thuật, di chuyển và đánh đúng động tác để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới khớp khuỷu tay.
- Không lạm dụng khớp tay: nghỉ ngơi sau mỗi trận đấu, để tránh áp lực lên khớp xương và mô xung quanh, hạn chế tập luyện với cường độ quá cao và liên tục sử dụng khớp tay trong thời gian dài.
- Khi ve cầu sử dụng cơ xoắn của cẳng tay để vào lực cho cú đánh, vừa không ảnh hưởng tới cổ tay, khuỷu tay mà lực vào cầu lại tốt nhất.
- Lựa chọn vợt phù hợp với tinh trạng lực cổ tay, thể trạng sức khỏa và lối chơi
- Tập luyện và nghỉ nghơi hợp lý, Sử dụng các dụng cụ, phụ kiện hỗ trợ như bó khuỷu tay để phòng tránh các chấn thương
Tìm kiếm
Tin tức liên quan