Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản cần nắm chắc cho người mới chơi

15 Tháng mười hai, 2023
565

Để chơi cầu lông thật tốt và đạt được kết quả cao, không chỉ cần có sự nhanh nhẹn và linh hoạt mà còn cần phải nắm chắc các kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản. Bởi chỉ cần nắm chắc một số luật chơi và kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản là bạn đã có thể tiếp cận bộ môn này dễ dàng hơn trong cách đánh cầu. Hôm nay, cùng FBShop tìm hiểu một số kĩ thuật đánh cầu lông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Kĩ thuật cầm vợt

Trước khi trở thành một người chơi chuyên nghiệp, bạn phải nắm rõ các kĩ thuật cơ bản của bộ môn cầu lông. Đầu tiên phải kể đến kĩ thuật cầm vợt mà ai cũng phải nên biết. Cầm vợt đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường cầu bay cũng như giúp người chơi hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương cổ tay. Cách cầm vợt phù hợp sẽ giúp bạn thực hiện tốt cả những cú đánh cầu thuận tay lẫn trái tay.

Cách cầm vợt cũng tương tự như cách bắt tay. Ngón cái của bạn nên được đặt thoải mái trên bề mặt rộng hơn của tay cầm. Những phần còn lại của bàn tay được đặt tương tự như khi bắt tay. Bạn nên cầm vợt một cách thoải mái, tránh cầm quá chặt. Việc cầm vợt quá chặt sẽ hạn chế sự linh hoạt trong các chuyển động và cũng dễ dẫn đến các chấn thương cổ tay nếu chơi trong thời gian dài.

Có 2 kiểu cầm vợt đúng cách đánh cầu là cầm thuận tay và trái tay. Điểm khác nhau giữa hai kỹ thuật này là vị trí đặt ngón tay:

+ Đưa ngón tay trỏ về phía  trước song song với vợt khi thực hiện cú đánh thuận tay.

+ Đưa ngón ạny cái về phía  trước song song với vợt khi thực hiện cú đánh trái tay.

Kĩ thuật cầm vợt phù hợp sẽ giúp cho việc đánh bóng hiệu quả và tránh chấn thương khi chơi. Cần lưu ý rằng kĩ thuật cầm vợt còn phụ thuộc vào từng người chơi và phong cách đánh của họ.

2. Kĩ thuật giao cầu

Trong một trận thi đấu cầu lông, việc thực hiện ổn định và chính xác các pha giao cầu hay phát cầu là một lợi thế lớn giúp ta dễ dàng đi tới chiến thắng. Vì thế, giao cầu là kỹ thuật không thể thiếu và là tiền đề trong nhập môn cầu lông. Có 2 kỹ thuật giao cầu thường gặp trong cầu lông, tùy thuộc vào đường bay và cách tiếp đất của cầu.

a. Giao cầu cao tay

Những cú giao cầu cao tay thường giúp cầu bay về phần cuối sân đối phương.Bạn nên thực hiện các cú giao cầu cao tay trong trường hợp đối  thủ có khả năng thực hiện các cú đập cầu mạnh. Đối phương cũng có thể đánh trả cú giao cầu cao tay bằng những cú lốp cầu hoặc những cú bỏ nhỏ qua lưới.

b. Giao cầu thấp tay

Khác với giao cầu cao tay, giao cầu thấp tay giúp đưa cầu vào phần trên của sân đấu. Mục tiêu của cú giao cầu thấp tay là để cầu bay ngay phía trên lưới và đáp vào góc trên của sân. Trong trường hợp này, nếu giao cầu không tốt, đối thủ của bạn sẽ có cơ hội thực hiện một cú đập cầu để đáp trả.

 

3. Kĩ thuật di chuyển chân

Kĩ thuật di chuyển chân trong cầu lông là một trong những kĩ thuật cầu lông cực kỳ quan trọng. Khi di chuyển tốt sẽ giúp người chơi chuyển động gọn gàng, nhanh nhẹn hơn và phát huy được sức mạnh cũng như sự chính xác trong từng cú đánh. Di chuyển chân trong cách đánh cầu cũng đóng góp một phần không nhỏ tới kỹ thuật đánh cầu lông, nó đóng vai trò giúp bạn di chuyển một cách trình tự và hiệu quả.

Để di chuyển chân một cách hiểu quá, bạn cần nhớ :

+ Ghi nhớ vị trí bắt đầu

+ Di chuyển một bước sang ngang

+ Di chuyển 2-3 bước về phía trước và phía sau

4. Kĩ thuật đập cầu

Kỹ thuật đập cầu lông là kỹ thuật thực hiện một cú đánh mạnh từ trên cao làm cho trái cầu đi nhanh qua phần sân đối phương và theo chiều hướng đi xuống. Đập cầu là hình thức ghi điểm chủ yếu trong cầu lông. Do đó, nếu bạn có một cú đập cầu tốt thì sẽ dễ dàng ghi được điểm hoặc ít nhất là đối thủ trả cầu yếu ớt và dễ dàng ghi điểm.

– Phải đánh cầu từ phía trên cao và phía trước mặt. Cầu được đánh càng trên cao càng tốt vì sẽ rút ngắn thời gian tấn công, điểm rơi của trái cầu càng sát lưới, buộc đối thủ phải ở vào tư thế bị động, chỉ có thể trả cầu bổng hay trả cầu lưới. Do đó, nói chung, đập cầu có dậm nhảy sẽ tạo nên cú đánh có uy lực hơn đập cầu thông thường.

– Tay cầm vợt đập cầu lúc đầu hơi co, khi tiếp xúc cầu thì vươn thẳng, sau đó đánh tay theo quán tính ra trước để phát huy tối đa sức mạnh của cú đánh.

– Sử dụng cả ba khớp là bả vai, khuỷu tay và cổ tay trong cú đánh để đạt sức mạnh lớn nhất.

Có 3 kỹ thuật đập cầu mà bạn thường gặp là:

a. Đập cầu thuận tay

Đập cầu thuận tay là một cú đập cầu cao phía trên đầu, kỹ thuật này tương tự với hành động ném bóng. Nếu có thể ném bóng tốt thì việc thực hiện một cú đập cầu thuận tay không phải là vấn đề gì quá khó khăn với bạn.

b. Đập cầu trái tay

Đây là một trong những kỹ thuật đánh cầu “khó nhằn” nhất trong môn cầu lông. Ngay cả những vận động viên chuyên nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc thực hiện kỹ thuật này. Tuy nhiên, điều quan trọng để có được một cú đập cầu trái tay hoàn hảo chính là luyện tập thường xuyên và nắm rõ kỹ thuật. Để thực hiện một cú đập cầu trái tay, bạn cần tập cầm vợt trái tay một cách thật nhuần nhuyễn.

c. Bật nhảy đập cầu

Kỹ thuật bật nhảy đập cầu đơn giản chỉ là sự kết hợp của kỹ thuật bật nhảy và đập cầu thuận tay. Theo đó, bạn sẽ thực hiện cú bật nhảy trước khi tiến hành động tác đập cầu thuận tay.

5. Kĩ thuật bỏ nhỏ

Kỹ thuật bỏ nhỏ trong môn cầu lông được thực hiện từ phần phía trước ( khu vực gần lưới ) bên sân của bạn và điều chỉnh sao cho cầu bay sang phần phía trước sân của đối thủ . Những cú đánh này có thể được sử dụng trong tấn công nhưng hiệu quả thường không cao.

Bạn có thể thực hiện cả các cú bỏ nhỏ thuận tay hoặc trái tay. Kỹ thuật này buộc đối thủ của bạn phải đỡ cầu ở phần trước sân, từ đó tạo ra những lỗ hổng ở phần giữa và cuối sân. Tùy vào tình hình mà bạn có thể thực hiện các cú bỏ nhỏ với tốc độ nhanh chậm khác nhau.

 

6. Kĩ thuật lốp cầu

Kĩ thuật lốp cầu ( phông cầu )  sử dụng cách cầm vợt thuận tay cơ bản. Đầu tiên, cầm giữa thân vợt bằng tay trái sao cho mặt vợt tạo thành góc 90 độ so với mặt sân. Đưa đầu vợt về phía tay phải tức tay thuận của bạn. Tiếp đó, lòng bàn tay phải xòe ra như lúc bắt tay, vuốt nhẹ từ mặt vợt và dừng lại ở khoảng giữa cán vợt. Sau đó, nắm lòng bàn tay lại một cách tự nhiên và thoải mái. Hãy thả lỏng khi cầm vợt vì khi cầm vợt quá chặt sẽ mất rất nhiều sức.

7. Tư thế đứng

Tư thế đứng thể hiện cách bạn đứng khi chơi cầu lông, ngay cả trong quá trình đánh lẫn trước khi giao cầu. Việc đứng một cách chính xác và vững vàng sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn, từ đó mang lại kết quả tốt hơn khi chơi. Trong cầu lông có 3 tư thế đứng, bao gồm: tư thế tấn công, tư thế phòng thủ và tư thế đỡ cầu.

a. Tư thế tấn công

Tư thế này được sử dụng trước khi thực hiện các cú đánh cầu cao thuận tay qua đầu. Để thực hiện tư thế này, bạn cần xoay người hướng về phía các đường biên dọc, hai chân mở rộng bằng vai và tay thuận cầm vợt bên hông cơ thể. Bạn hãy giơ cả 2 tay lên cao nhằm tạo ra lực để tấn công và giúp cầu bay theo quỹ đạo vòng cung hướng xuống.

b. Tư thế phòng thủ

Đây là tư thế giúp bạn phòng vệ trước những cú đập cầu của đối thủ. Trong tư thế này, bạn cần xoay người đối diện lưới, tay thuận đưa vợt ra trước mặt ở vị trí ngang thắt lưng và hơi đổ nhẹ người về phía trước. Bạn có thể thả lỏng tay không cầm vợt nhưng vẫn phải đảm bảo giữ được thăng bằng tốt.

c. Tư thế đỡ cầu

Đây là tư thế chuẩn bị để đón đường cầu của đối thủ sau khi bạn đã thực hiện một cú đẩy cầu qua lưới. Tư thế đỡ cầu đòi hỏi bạn phải đặt chân cùng bên với tay cầm vợt ở phía trước, chân còn lại đặt ở phía sau. Lúc này, tay cầm vợt được đưa lên phía trước mặt ở vị trí hơi cao hơn thắt lưng một chút. Để chuẩn bị sẵn sàng cho những cú lao người đỡ cầu, bạn cũng nên nâng cả tay không cầm vợt lên cao đồng thời đổ nhẹ người về phía trước.

Như vậy, đã có rất nhiều kỹ thuật đánh cầu lông mà bạn cần nắm chắc để trở thành một vận động viên cầu lông giỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được điều đó ngay lập tức. Để nắm vững được kỹ thuật đánh cầu lông, bạn cần phải luyện tập thường xuyên, tập trung và kiên trì. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng và đạt được hiệu quả tốt nhất trên sân đấu. Hơn nữa, cầu lông cũng là môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho hệ tim mạch và khả năng tập trung của bạn. Với những lợi ích đó, không có lý do gì để bạn không bắt đầu tập luyện và nắm chắc kỹ thuật đánh cầu lông ngay hôm nay.              Cuối cùng, hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn trong việc hiểu rõ hơn về kỹ thuật đánh cầu lông cần nắm chắc và cách thực hành chúng.

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.