Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông mang lại hiệu quả cao nhất

15 Tháng Mười Hai, 2023
435

Đánh cầu đang là bộ môn thể thao thu hút đông đảo người tham gia bởi lối chơi đơn giản, phù hợp với mọi độ tuổi. Tuy nhiên, khi mới tham gia rất nhiều bạn chưa nắm rõ cách di chuyển trong cầu lông đúng kỹ thuật khiến cơ thể nhanh mất sức.

Di chuyển trong bộ môn cầu lông là kỹ thuật rất quan trọng giúp bạn giành được thế chủ động, dễ dàng phá vỡ nước đi cầu của đối phương. Bạn cần nắm vững các kỹ thuật di chuyển, tập luyện kỹ càng trên sân thi đấu. Học tập cách di chuyển khi chơi cầu lông thật chuẩn xác sẽ giúp đôi chân của bạn vận động linh hoạt hơn, nhanh nhẹn hơn, tạo nên những điểm cộng khi tham gia thi đấu cầu lông.

Hãy cùng Fbshop tìm hiểu thêm về Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông mang lại hiệu quả cao nhất để có những lối chơi thật hoàn hảo nhé.

1. Di chuyển đơn bước

Để có những lối đánh hay thì đầu tiên kỹ thuật di chuyển đơn bước trong cầu lông là sử dụng một chân để di chuyển và chân kia có chức năng giữ vững làm trụ. Đây là kỹ thuật chơi cầu lông được áp dụng phổ biến trong các trường hợp đánh cầu bên phải, đánh cầu bên trái, vụt cầu khi đối phương đánh cầu rơi gần người. Kỹ thuật di chuyển đơn bước dùng để áp dụng phòng thủ rất tốt, nhất là khi đối phương vụt mạnh gần người.

Đối với cách di chuyển đơn bước trong cầu lông, người chơi cần bắt đầu với tư thế chuẩn bị như sau:

  • Hai chân dang rộng bằng vai
  • Hai đầu gối khụy xuống, hạ thấp trọng tâm thân người
  • Thân người hơi đổ về phía trước, hai tay co về phía trước, mắt nhìn thẳng

Khi sẵn sàng với tư thế chuẩn bị này, bạn có thể di chuyển lùi sau hoặc di chuyển sang ngang trên sân cầu lông. Cách di chuyển này sẽ thực hiện cụ thể như sau:

1.1 Di chuyển đơn bước sang ngang (phải hoặc trái)

  • Để đánh cầu phải, bạn lấy chân trái cùng gót chân trái làm trụ, xoay bàn chân sang phải tạo với hướng đánh một góc khoảng 130 – 135 độ. Chân phải lùi về phía sau khoảng 50 – 80cm sao cho mũi bàn chân thẳng với đường kéo dài từ gót chân trái song song với hướng đánh, bàn chân tạo với hướng đánh và góc bước khoảng 45 độ. Dồn trọng tâm vào chân phải, thân người nghiêng sang phải, toàn thân tạo tư thế đánh cầu phải.
  • Đối với tư thế đánh cầu trái, bạn lấy chân phải và gót chân phải làm trụ, xoay bàn chân theo góc 130 – 135 độ so với hướng đánh cầu. Chân trái bước về sau khoảng 50 – 80cm tạo thành góc bước 45 độ. Dồn trọng tâm vào chân trái, người nghiêng sang trái, vào tư thế đánh cầu trái  toàn thân.
Di chuyển đơn bước sang ngang (phải hoặc trái)

Di chuyển đơn bước sang ngang (phải hoặc trái)

1.2 Di chuyển đơn bước cùng tư thế lùi sau

Với tư thế này, bạn cũng di chuyển đơn bước sang trái hoặc sang phải tùy thế trận:

  • Nếu cầu rơi sát người hay phía sau bên phải thì bạn dùng nửa trên của bàn chân trái làm trụ, chân phải lùi về phía sau tầm 50 – 60cm cùng góc bước khoảng 135 độ, toàn thân tạo tư thế đánh cầu phải. Cuối cùng, bạn đạp mạnh chân để trở về vị trí chuẩn bị ban đầu.
  • Nếu cầu rơi phía sau bên trái hoặc sát người thì hãy lấy nửa trước của bàn chân phải làm trụ, chân trái lùi về phía sau khoảng 50-60cm tạo góc bước 135 độ, toàn thân tạo tư thế đánh cầu trái. Cuối cùng, bạn đạp mạnh chân để trở về vị trí chuẩn bị ban đầu.

2. Kỹ thuật di chuyển đa bước trong cầu lông

Kỹ thuật di chuyển đa bước hay còn gọi là di chuyển nhiều bước trong cầu lông là sự thay đổi vị trí của đôi chân từ 2 bước trở lên, là kỹ thuật đa dạng được dùng để đánh trả những đường cầu ở xa vị trí đứng của bạn.

Cách di chuyển này cũng được coi là phương pháp phòng thủ và tấn công cơ bản không thể bỏ qua trong quá trình tập luyện, thi đấu của các vận động viên cầu lông. Cũng giống như kỹ thuật di chuyển đơn bước, kỹ thuật này có 2 kiểu chính là di chuyển sang ngang và di chuyển tiến, lùi.

2.1 Di chuyển đa bước cùng tư thế sang ngang

  • Đứng ở tư thế chuẩn bị ở vị trí trung tâm giữa sân
  • Để di chuyển sang phải thì bạn đạp mạnh chân trái, quay người 1 góc 90 độ sang phải, chân trái tiến về phía trước, hạ thấp trọng tâm, 2 đầu gối khụy thấp xuống
  • Bước tiếp chân phải rồi chân trái, lần lượt như thế cho đến khi bước cuối cùng là chân trái chạm mép biên dọc phải
  • Dồn trọng tâm về bên trái, gối chân trái khuỵu xuống thấp, thân người vặn sang phải để vào tư thế đánh cầu phải
  • Đánh vợt cầu lông về phía trước, đạp mạnh chân trái để đẩy người quay 180 độ, tiếp tục di chuyển theo hướng ngược lại
Di chuyển đa bước cùng tư thế sang ngang

Di chuyển đa bước cùng tư thế sang ngang

2.2 Di chuyển đa bước lùi và tiến

Để thực hiện các di chuyển đa bước lùi hoặc tiến, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bắt đầu với tư thế chuẩn bị
  • Tùy mục đích tiến hay lùi, bạn thực hiện động tác chạy bằng 2 chân luân phiên tiến về phía trước hoặc lùi về phía sau
  • Kết thúc bước chạy cuối cùng, bạn sẽ vào tư thế đánh cầu phải hoặc đánh cầu trái

3. Di chuyển bước nhảy 

Trong bộ môn cầu lông, bước nhảy được coi là kỹ thuật di chuyển nâng cao, giúp người chơi có điểm bứt phá ngoạn mục, nhanh chóng ghi được điểm số hoặc tăng khả năng phòng thủ. Cách di chuyển bước nhảy có 3 kiểu nhảy chi tiết như sau:

3.1 Di chuyển bước nhảy lên phía trước

  • Bắt đầu ở tư thế chuẩn bị
  • Sử dụng sức mạnh của đôi chân để bật người lên cao về phía trước theo hướng di chuyển
  • Đưa chân về phía trước với bước chân vươn dài làm cơ thể bay lên cao một chút
  • Sau đó chân tiếp đất, chân trước khụy xuống và dồn trọng tâm vào chân sau
  • Tay cầm vợt và thân người kéo dài về phía trước theo hướng đánh cầu
  • Đập mạnh chân về phía trước, đẩy người về tư thế chuẩn bị lúc đầu
Di chuyển bước nhảy lên phía trước

Di chuyển bước nhảy lên phía trước

3.2 Di chuyển bước nhảy với bước đệm

Cách di chuyển này cũng tương tự như bước nhảy về phía trước nhưng có thêm tư thế bật và bay. Cụ thể như sau:

  • Khi vào tư thế chuẩn bị, bạn dùng sức mạnh của 2 chân bật cao về phía di chuyển và để cơ thể bay lên cao
  • Sau đó dùng 1 chân tiếp đất, tiếp tục dùng chân ấy đạp đất bật mạnh, tận dụng quán tính để bật cơ thể bay nhanh hơn và lên cao về hướng di chuyển
  • Vươn dài chân chưa chạm đất về phía trước, khi tiếp đất thì nhanh chóng đạp mạnh chân về trước, lật cơ thể và trở về tư thế chuẩn bị cơ bản
Di chuyển bước nhảy với bước đệm

Di chuyển bước nhảy với bước đệm

3.3 Di chuyển bước nhảy lên cao hoặc chặn đầu

Cách di chuyển này thường được áp dụng trong lối chơi tấn công, giúp cầu thủ chiếm được chiều cao của đường cầu bay, giúp đánh cầu nhanh hơn, có điểm vụt cắm sát lưới hơn. Hướng dẫn cách di chuyển này như sau:

  • Bạn ở tư thế chuẩn bị, sử dụng sức mạnh của đôi chân để bật mạnh cơ thể lên cao.
  • Khi thân người lên điểm cao nhất thì thực hiện động tác tay đánh cầu rơi và rơi thân người xuống.
  • Đưa chân cùng bên tay không cầm vợt chạm đất đầu tiên. Chân kia hạ xuống sau đó, nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị lúc đầu.

4. Các bước di chuyển trong cầu lông

Trên sân cầu lông sẽ có 6 góc quan trọng bạn cần chú ý 2 góc lưới, 2 góc ngang giữa sân và 2 góc cuối sân.Từ 6 góc quan trọng này, chúng ta có 3 cách di chuyển cơ bản trong cầu lông bất kỳ ai tham gia bộ môn này cũng cần nắm rõ là di chuyển lên lưới, di chuyển sang ngang hai bên và di chuyển 2 góc đằng sau.

4.1 Bước di chuyển lên lưới trong cầu lông

Di chuyển lên lưới được chia thành 2 kiểu:

  • Bước kép lên lưới.
  • Bước chân trái lên trước làm chân đệm sau đó bật chân phải ra.

Một điểm chú ý trong các bước di chuyển của 2 kiểu trên đó là sẽ tiếp đất bằng gót chân sau đó mới đến mũi chân. Sau khi lên lưới, bước lùi về sẽ có 2 kiểu là dồn bước kép về hoặc kiểu rút chân thuận về.

Bước di chuyển lên lưới trong cầu lông

Bước di chuyển lên lưới trong cầu lông

4.2 Bước di chuyển sang ngang 2 bên

Các bước di chuyển sang ngang 2 bên cũng gần tương tự với các bước di chuyển lên lưới. Các bạn sẽ đưa chân trái ra trước làm chân đệm sau đó bật chân phải ra và ngược lại.

Bước di chuyển sang ngang 2 bên

Bước di chuyển sang ngang 2 bên

4.3 Bước di chuyển 2 góc đằng sau

Đối với kiểu di chuyển 2 góc đằng sau các bạn cần lưu ý khi di chuyển về góc đằng sau bên phải sẽ có 2 kiểu là xoay hông nhưng không xoay chân áp dụng cách di chuyển dồn bước kép về sau đó xoay hông lên và dồn về và kiểu xoay chân cũng áp dụng cách di chuyển dồn bước kép nhưng khác với kiểu 1 là xoay hông thì kiểu 2 các bạn sẽ xoay người, đưa chân phải ra sau, sau đó dồn về (áp dụng cho người thuận tay phải, tay trái làm tương tự nhưng ngược bên).

Bước di chuyển 2 góc đằng sau

Bước di chuyển 2 góc đằng sau

Đối với di chuyển về góc đằng sau bên trái chỉ có duy nhất 1 kiểu di chuyển xoay chân.

5. Luyện tập rèn luyện khả năng di chuyển

  • Để di chuyển liên tục trên sân cầu với cường độ cao đòi hỏi bạn phải có đôi chân đủ khỏe và dẻo dai. Thể lực là thứ quyết định rất nhiều đến kết quả trận đấu. Vậy nên cần phải rèn luyện để có một đôi chân khỏe và một thể lực tốt.
  • Bắt đầu với những bài tập cơ bản như nâng cao đùi hay chạy bộ giúp gia tăng cơ đùi và thể lực cho đôi chân của bạn.
  • Luyện tậm khả năng phản xạ của bản thân trước những tình huống cầu. Phản xạ tay và chân đồng thời cho mọi người ngăn chặn kịp thời những pha tấn công bất ngờ.

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.