Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Lật cổ chân khi chơi cầu lông | Những điều cần biết

15 Tháng mười hai, 2023
606

Lật cổ chân khi chơi cầu lông là chấn thương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính nhưng chủ yếu là do tập luyện di chuyển không đúng tư thế. Đây là chấn tương thường gặp trong thể thao nhưng nếu không kịp thời xử lý tốt trong giai đoạn đầu thì chấn thương sẽ để lại cơn đau dai dẳng, dẫn đến lỏng cổ chân mãn tính, ảnh hưởng đến quá trình tập luyện sau này.

Fbshop xin giới thiệu đến bạn một số nguyên nhân và cách xử lý, phòng tránh lật cổ chân khi chơi cầu lông.

1. Nguyên nhân và biểu hiện khi gặp chấn thương Lật cổ chân khi chơi cầu lông

Có rất nhiều yếu tố khiên cổ chân bị lật nhưng dưới đây là các nguyên nhân thường gặp.

  • Khởi động: Người chơi thường khởi động để làm nóng các khớp cơ và khớp khu vực ở cổ chân không kỹ  làm dẫn đến các khớp bị cứng, giảm độ linh hoạt, không thích nghi kịp với những chuyển động đột ngột. Từ đó dẫn đến chấn thương.
  • Giày: Giày cầu lông kém chất lượng, giày thể thao đế cao, bề mặt đế giày quá trơn hoặc quá bám.
  • Sân, thảm: Mặt sân xi măng, bê tông, bề mặt có nhiều vật nhỏ, không bằng phẳng, sần sùi. Thảm cầu lông không đáp ứng đủ tiêu chuẩn như: rách thảm, thảm ướt, bề mặt thảm giảm độ ma sát do thời gian dùng quá lâu.
  • Kỹ thuật di chuyển: Di chuyển sai bộ pháp dẫn đến khi gặp tình huống cầu bay nhanh, bất ngờ thì tư thế người chơi bị sai sẽ khiến chân di chuyển không đúng vị trí, dẫn đến chấn thương. Ngoài ra, tư thế tiếp đất sau khi đập cầu cũng rất dễ dẫn đến chấn thương cổ chân.
Lật cổ chân khi chơi cầu lông

Lật cổ chân khi chơi cầu lông

Trong giai đoạn đầu, chấn thương lật sơ mi cổ chân sẽ có biểu hiện:

  • Bầm tím và sưng đỏ: Đây là triệu chứng dễ nhận biết do có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
  • Đau: Các cơn đau xuất hiện khi bạn chạm vào mắt cá chân và nhận thấy rõ ràng hơn khi chỗ chấn thương phải chịu một lực tác động lên.
  • Vận động bị hạn chế: Đau và sưng nề ở cổ chân làm vận động đi lại bị hạn chế.

2. Cách sơ cứu tại chỗ và xử lý sau Lật cổ chân

Ngay khi bị lật cổ chân người chơi nên dừng trận đấu lại ra ngoài và bình tĩnh xử lý theo các bước sau ( lưu ý nếu cố gắng chơi tiếp sẽ dẫn đến chân thương lâu và nặng hơn):
Bước 1: Ngưng hoạt động, chườm đá để giảm cảm giác đau nhức, giữ yên cổ chân không di chuyển tránh bị nặng hơn. (Không đặt đá trực tiếp, chườm trên lớp khăn)

Bước 2: Cố định cổ chân bằng băng chun y tế: băng nhẹ cố định cổ chân, hoặc dùng nẹp để giữ cổ chân lại, nếu cần di chuyển nên dùng nạng để cổ chân không bị dịch động.

Bước 3: Kê cao chân hơn tim trong 48h đầu (Không kê quá cao tránh gây tê chân)

 

Lật cổ chân khi chơi cầu lông

Lật cổ chân khi chơi cầu lông

 

Lưu ý: Nếu cảm giác đau quá thì người chơi có thể dùng thuốc giảm đau và thuốc giảm sưng để cảm thấy tốt hơn. TUYỆT ĐỐI Không dùng rượu thuốc, dầu nóng cao xoa vào nơi dây chằng tổn thương để chữa lật cổ chân vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.

  • Treo chân ngay khi có thể để làm ngăn chảy máu và sưng.
  • Sau đó thăm khám bác sỹ để chuẩn đoán và tư vấn kỹ hơn về tình trạng chấn thương để có hướng điều trị phù hợp.

3. Phòng tránh lật cổ chân

  •  Khởi động, làm nóng người thật kỹ, đúng kỹ thuật trước khi vào sân đánh cầu, bật nhảy giúp các cơ trở nên linh hoạt hơn và khỏe hơn.
  • Sử dụng giày cầu lông chuyên dụng chất lượng, không dùng đế cao, giày kém chất lượng.
  • Ngoài ra các anh chị em có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như băng cổ chân để cổ chân được bảo vệ chắc chắn hơn khi di chuyển hạn chế chấn thương.
Lật cổ chân khi chơi cầu lông

Lật cổ chân khi chơi cầu lông

  • Tập giãn cơ: Dưới tác động của lực, khi cơ được kéo giãn tối đa, chuyển động sẽ trở nên linh hoạt hơn. Việc làm giãn cơ thể là cách rất tốt để cải thiện sức mạnh, ngăn ngừa cũng như hồi phục chấn thương.
  • Mang giày vừa chân không nên mang giày quá chất hay quá rộng sẽ dễ gây tổn thương cho vùng chân.
  • Sử dụng các loại phụ kiện như bó gối,…để hạn chế chấn thương.
  • Khi đã từng bị bong gân cổ chân trước đó, nên cẩn thận khi bước, chạy, nhảy trên nền mấp mô.
  • Giảm hoặc dừng chơi thể thao, các hoạt động thể chất khi có tình trạng đau khớp cổ chân.
  • Kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lí để việc phục hồi nhanh chóng.

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.