Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Nguyên nhân chơi cầu lông bị đau đầu gối và cách khắc phục

15 Tháng mười hai, 2023
359

Cũng giống như các môn thể thao vận động khác, cầu lông cần nhiều đến sự hoạt động liên tục, phối hợp nhịp nhàng của chân. Trong quá trình di chuyển, đỡ cầu hoặc đập cầu, đầu gối luôn là khu vực hoạt động liên tục chịu nhiều áp lực và dễ gặp thương tổn. Vậy bạn có biết nguyên nhân đau đầu gối khi chơi cầu lông và cách khắc phục như thế nào hay không ? Cùng FBShop tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Đau đầu gối trong cầu lông là gì ?

Đây chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất của đôi chân và là điểm chịu nhiều áp lực để nâng đỡ cơ thể của chúng ta. Chính vì vậy việc chơi thể thao không tránh khỏi phần khớp gối bị đau như viêm gân bánh chè. Do tình trạng quá tải lặp đi lặp lại do chạy nhảy quá nhiều. Và khi bị chấn thương thì rất khó điều trị và cần một khoảng thời gian nghỉ ngơi để có thể bình phục.

2. Nguyên nhân gây ra đau đầu gối khi chơi cầu lông

Trong quá trình chơi cầu lông chắc chắn bạn sẽ không thể thoát khỏi tình trạng bị chấn thương do va vấp trên sân chơi. Vậy những nguyên nhân chủ yếu gây ra chấn thương sẽ xuất phát từ đâu ? Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà FBShop đã tổng hợp :

  • Giãn cơ: Đây là dạng tổn thương nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn. Khi vừa bị chấn thương bạn sẽ thấy đau nhói ở vùng gân cơ sau đó có cảm giác nỗi đau sẽ giảm và vùng bị tổn thương sẽ bị sưng nhẹ. Hãy dừng ngay hoạt động nếu không máu sẽ tụ nhiều và không có lợi cho việc điều trị.
  • Căng cơ: Khi bị căng cơ thì sẽ có một vài sợi cơ bị đứt. Khi bạn đau nhiều thì phải ngưng hoạt động. Và sau đó một thời gian vết máu sẽ bầm.
  • Rách cơ: Nếu bị rách cơ sẽ xuất hiện các vết bầm do các sợ cơ bị đứt nhiều. Triệu chứng của nó là bạn sẽ có cảm giác đau dữ dội và phải ngừng hoạt động hoàn toàn. Không chỉ vậy mà khớp có thể bị mất cân bằng.
  • Đứt cơ: Nếu số cơ bị rách đến 75% bó sợi thì khi bị đứt hoàn toàn sẽ làm máu bầm tụ nhiều ngày và dẫn đến khớp sưng nhiều, trở nên lỏng lẻo.
  • Khớp vai: Khi chơi cầu lông có thể do chấn thương, ngã, va chạm, va đạp hoặc do kỹ thuật không đúng. Hoặc chơi cầu lông quá sức, quả tải trong thời gian dài, không luyện tập thường xuyên, người mới bắt đầu tập,…
  • Chấn thương đầu gối: Ở các vùng khớp đầu gối có các dây chằng và sụn đệm dễ tổn thương do chơi thể thao.

3. Dấu hiệu nhận biết khi bị đau đầu gối

Tùy vào các mức độ bị thương của người chơi thì sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng dễ nhận biết như:

  • Khi hoạt động sẽ cảm giác đau nhức khớp gối ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi.
  • Phần khớp gối bị sưng lên.
  • Cứng khớp và bạn không thể duỗi thẳng phần đầu gối của mình như bình thường.
  • Khi sờ vào vị trí đau thì thấy nóng, vùng da đó bị đỏ, đầu gối thì đau.
  • Nghe thấy tiếng khớp gối khi vận động và di chuyển.

4. Cách giảm đau đầu gối khi chơi cầu lông

Để giảm đau đầu gối khi chơi thể thao người chơi cần thực hiện các biện pháp xử lý một cách kịp thời và nhanh chóng ngay khi cảm thấy mình có những dấu hiệu của chấn thương. Tránh cố gắng tập luyện để chấn thương trở nên nghiêm trọng mà đỉnh điểm có thể dẫn đến đứt dây chằng đầu gối một chấn thương cực kì nghiêm trọng trong thể thao.

Trường hợp 1: chấn thương nhẹ

Đầu tiên nếu cảm thấy các dấu hiệu nhẹ nhàng. Bạn không cần quá lo lắng mà chỉ cần thực hiện vài biện pháp để giảm đau đầu gối khi chơi thể thao. Đó là nghỉ ngơi vài ngày. Đồng thời, bạn nên thực hiện những động tác chườm nóng, chườm lạnh để giúp cơn đau trở nên dễ chịu hơn và giảm sưng tấy. Thực hiện cho đến khi bạn cảm giác đi lại không còn gặp vấn đề gì

Cách trườm nóng/ lạnh:

  • Khi chườm nóng/chườm lạnh không nên áp trực tiếp túi chườm lên da mà hãy bọc túi chườm bằng lớp vải mềm, khi chườm không nên chườm quá lâu tốt nhất 20 phút/lần là đủ.
  • Nếu như cảm thấy đầu gối chỉ đau, không sưng, giảm sưng hãy chườm nóng để thúc đẩy lưu lượng máu, rút ngắn thời gian phục hồi.
  • Đừng quên tắm nước ấm, ngâm nước ấm và thư giãn nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động

Trường hợp 2: chấn thương nặng

Nếu phần da có dấu hiệu viêm, triệu chứng lạ, cơn đau ngày càng trầm trọng hơn cần đi khám bác sĩ để kiểm tra và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời. Có thể áp dụng các biện pháp điều trị như châm cứu, bấm huyệt trị đau đầu gối hoặc các thuốc bổ bảo vệ khớp gối.

Một số tình huống chấn thương cấp tính như đầu gối bị tác động lực mạnh hoặc nhiều phần của đầu gối bị tổn thương thì không thể chữa trị tại nhà. Cách giảm đau đầu gối khi chơi thể thao là phải phẫu thuật khẩn cấp vì có thể ảnh hưởng sâu tới dây chằng.

5. Cách bảo vệ đầu gối khi chơi cầu lông

Bạn không cần quá lo lắng nếu những cơn đau xuất hiện nhẹ nhàng. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi từ một đến hai ngày là khỏe. Đồng thời, bạn nên thực hiện những động tác chườm nóng, chườm lạnh để giúp cơn đau trở nên dễ chịu hơn. Đồng thời, giảm sưng tấy rất tốt.

Nếu như đầu gối của bạn chỉ đau, không có hiện tượng sưng tấy gì. Bạn hãy chườm nóng để thúc đẩy lưu lượng máu, rút ngắn thời gian phục hồi. Bạn cũng nên thực hiện những biện pháp tắm nước ấm, ngâm nước ấm và thư giãn nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động.

Đó là những giải pháp cho người chơi bị chấn thương nhẹ. Còn nếu bạn bị chấn thương nặng, bạn cần có giải pháp chuyên nghiệp hơn ngay lập tức.

Nếu như phần da khu vực đầu gối có dấu hiệu viêm, triệu chứng lạ, cơn đau ngày càng trầm trọng hơn. Bạn nên đi khám bác sỹ ngay lập tức để thực hiện sự can thiệp y học hiện đại. Có thể áp dụng các biện pháp điều trị như châm cứu, bấm huyệt trị đau đầu gối hoặc các thuốc bổ bảo vệ khớp gối.

Thậm chí, bạn cần thực hiện giải phẫu ngay lập tức nếu gặp phải tình huống chấn thương cấp tính. Triệu chứng của tình trạng này thường là đầu gối bị tác động lực mạnh hoặc nhiều phần của đầu gối bị tổn thương

 

 

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.