Những điều cần làm ngay sau khi chơi cầu lông
Một trận cầu lông yêu cầu người chơi không ngừng hoạt động chân, tay, xoay người… có thể coi đây là một hoạt động có tính toàn diện, rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, cầu lông có thể giúp bạn gia tăng sức mạnh ở các cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn máu khắp cơ thể, tăng cường chức năng hệ tuần hoàn máu và hệ hô hấp.
Tuy nhiên sau khi cơ bắp phải hoạt động liên tục trong một thời gian dài có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức cơ bắp. Đó là do sự vận động quá mức bình thường đã khiến cơ bắp co rút lại, làm bóp chẹt sự lưu thông những mạch máu li ti trong cơ bắp ở một khoảng thời gian ngắn, gây nên đau nhức.
Chính vì vậy, bạn nên làm ngay một số điều sau để tránh việc đau nhức ấy cũng như tránh đi một số tác hại gây nên chấn thương không mong muốn.
1. Uống thêm nước sau khi kết thúc bài tập
Cầu lông là môn tập hao tốn nhiều năng lượng, đặc biệt là ra mồ hôi rất nhiều nên trước và sau khi tập bạn nhớ phải cung cấp đủ lượng nước cần thiết để cơ thể không rơi vào tình trạng mất nước khiến da khô và thô ráp. Trong lúc tập nếu khát bạn cũng nên uống nước nhưng uống từng ngụm nhỏ, nhưng đừng uống quá nhiều gây no sẽ không tốt cho quá trình tập.
Ngoài nước lọc bạn cũng có thể uống thêm một số loại loại nước khác như: nước mật ong, nước dừa, socola sữa… để bổ sung vitamin và khoáng chất đã mất trong quá trình tập luyện căng thẳng.
Nói chung, khi chơi thể thao tối đa 90 phút, uống nước tinh khiết là đủ, tuy nhiên, sau 90 phút chơi thể thao, tốt nhất là uống thứ gì đó có chứa đường hoặc chất điện giải vì khi chúng ta tham gia thể thao trong một thời gian dài, chúng ta sử dụng tăng năng lượng và giảm lượng đường trong máu; Nếu cơ thể không được phục hồi, chúng ta có thể dễ dàng cảm thấy lâng lâng, gặp khó khăn hoặc bị đau hoặc đau cơ.
2. Tập luyện với nhịp độ chậm dần
Theo như thống kê, nhịp tim của người chơi cầu lông với cường độ cao là 160-180 nhịp mỗi phút, ở người chơi với cường độ trung bình là 140- 150 nhịp, cường độ thấp nhất là 100-130 nhịp. Luyện tập cầu lông trong thời gian dài giúp tim khỏe mạnh, chức năng phổi dược cải thiện.
Tuy nhiên nhịp tim của bạn trong lúc tập luyện, học, đánh cầu lông đang tăng cao do đó nên tiếp tục di chuyển để nhịp tim chậm lại một cách từ từ, và bạn có thể giúp các thớ cơ đang mệt mỏi nghỉ ngơi và thả lỏng bằng cách sau khi học, với nhịp độ chậm thay vì dừng lại đột ngột gây sốc cho cơ thể.
3. Ăn mặc phù hợp sau khi tập
Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người thường mắc phải đó là rời khỏi sân tập trong bộ trang phục còn đẫm mồ hôi. Nếu trời lạnh , ăn mặc như vậy sẽ làm nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột và bạn sẽ dễ dàng bị chuột rút . Bạn phải ăn mặc phù hợp với thời tiết để đảm bảo cơ thể thư giãn từ từ và thích nghi với nhiệt độ bên ngoài .
4. Thực hiện một số động tác xả cơ để thư giãn cơ thể
Cũng như các môn thể thao khác , việc thả lỏng cơ thể sau khi tập , đánh cầu lông là một điều cần thiết .Việc thả lỏng cơ thể , các bộ phận chân tay, cổ sau khi đánh cầu lông giúp cho các bắp tay, chân chuyển từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh .
Việc này rất quan trọng trong quá trình sau khi tập luyện cầu lông để tránh bị các chấn thương, đau các cơ, giúp chúng trở lại hình dáng các cơ bản đầu tránh tình trạng dãn nở cơ gây to bắp tay bắp chân làm mất vẻ đẹp đặc biệt của phụ nữ và cả nam giới .
Những cách làm nguội cơ bản bao gồm chạy nhẹ, thả lỏng và các bài tập kéo giãn. Dùng tay xóa bóp đúng cách và thường xuyên để cơ bắp thải trừ chất độ và làm thư giãn hoàn toàn sợi cơ những vùng bị co rút. Đồng thời, giúp ta nhận ra vùng cơ thường xuyên có vấn đề để xử lý đúng cách trước khi xảy ra chấn thương thật sự.
Ngoài những việc trên, bạn cần phải kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn uống và thời gian tập luyện, đánh cầu đúng cách. Ăn uống không đủ dinh dưỡng sẽ làm chúng ta khó hồi phục hơn sau khi đánh cầu và dễ bị chấn thương. Thời gian đánh cầu nên thích hợp, không cố sức quá nhiều và học qua hướng dẫn cầu lông cơ bản, nâng cao để đánh cầu đúng cách sẽ giảm triệt để những chấn thương trong khi chơi cầu lông.
Tìm kiếm
Tin tức liên quan