Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Viktor Axelsen _Đan Mạch

Những luật cầu lông trong đánh đơn

15 Tháng mười hai, 2023
459

Có rất nhiều bạn đang mắc kích thước sân cầu lông đánh đơn là bao nhiêu? Luật cầu lông trong đánh đơn là gì? Thì dưới đây ở bài viết này, FBSHOP sẽ giải đáp thắc mắc của các. Bên cạnh đó sẽ chia sẻ những điểm mà cần lưu ý khi chơi cầu lông đơn nhé!

1. Kích thước sân cầu lông đánh đơn

Theo quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF), sân cầu lông đánh đơn có kích thước:

  • Chiều dài: 13,4 mét.
  • Chiều rộng: 5,18 mét.
  • Độ dài đường chéo: 14,3 mét.
  • Độ dày của đường kẻ biên bằng 4 cm và thường được kẻ bằng màu trắng hay màu vàng để khác biệt với màu nền của sân.
Kích thước sân cầu lông đơn

Kích thước sân cầu lông trong đánh đơn

Quy cách sân cầu lông

  • Sân chơi cầu lông phải có hình chữ nhật với màu nền thường là xanh lá hoặc xanh dương.
  • Chất liệu làm sân cầu lông có thể là gỗ cứng hoặc thảm cao su tổng hợp.
  • Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn cho sân đơn và đôi là cố định.
  • Đường biên của sân có độ rộng là 4cm, các đường biên được vẽ rõ, dễ nhìn bằng sơn màu trắng hoặc vàng.
  • Ngay trên đường biên đôi sẽ được đặt 2 trụ cầu lông cao 1,55m.
  • Phạm vi sân cầu lông được tính từ mép ngoài của đường biên bên này cho đến mép ngoài của đường biên kia.

Chú ý:

  • Trụ cầu lông phải đủ chắc chắn để khi căng lưới nó vẫn đứng thẳng
  • Trụ và các phụ kiện cầu lông khác không được đặt vào trong sân
  • Lưới cầu lông phải đảm bảo có độ dày đều nhau, mắt lưới nằm trong khoảng 15mm đến 20mm.
  • Kích thước của lưới: chiều rộng 76cm, chiều dài 6,7m.
  • Độ cao tính từ giữa đỉnh lưới đến mặt sân là 1.524m.
  • Khi căng lưới cần đảm bảo không có khoảng trống nào giữa hai cột trụ và lưới.

2. Phạm vi giao cầu và nhận cầu trong đánh đơn

Phạm vi giao và nhận cầu trong đánh đơn được giới hạn bởi đường trung tâm, vạch giao cầu ngắn, đường biên dọc phía trong và vạch giao cầu dài (cũng chính là đường biên ngang cuối sân).

Một phần sân sẽ có 2 khu vực trái và phải. Vị trí đứng giao cầu sẽ được xác định dựa trên số điểm hiện có của người giao cầu. Từ vị trí đứng của người giao cầu, ta có thể xác định được vị trí đứng tương ứng của người nhận cầu. Người nhận cầu phải đứng trong khu vực đối diện chéo nhau so với người giao cầu.

Khu vực giao/nhận cầu bên phải (ô màu hồng) và khu vực giao/nhận cầu bên trái (ô màu vàng) trong đánh đơn

Khu vực giao/nhận cầu bên phải (ô màu hồng) và khu vực giao/nhận cầu bên trái (ô màu vàng) trong đánh đơn

Nếu người giao cầu chưa ghi điểm hoặc có điểm số chẵn, họ sẽ thực hiện giao cầu ở khu vực giao cầu bên phải. Khi đó, người nhận cầu cũng sẽ đứng ở khu vực bên phải trên sân của mình.

Nếu điểm của người giao cầu là điểm lẻ, họ sẽ đứng giao cầu ở khu vực giao cầu bên trái. Tương ứng, người nhận cầu cũng sẽ đứng ở khu vực bên trái trên sân của mình.

3. Ghi điểm và thứ tự giao cầu trong luật cầu lông đơn

Luật cầu lông trong đánh đơn

Trong một pha cầu, người giao cầu và người nhận cầu sẽ thay phiên nhau đánh quả cầu, từ bất kỳ vị trí nào phía phần sân của mình, cho đến khi cầu không còn trong cuộc.

Nếu người giao thắng pha cầu, họ sẽ ghi được 1 điểm. Lúc này, cả người giao cầu và người nhận cầu đều phải đổi khu vực đứng và người giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu ở lượt tiếp theo.

Thứ tự giao cầu

Để bắt đầu một trận đấu cầu lông đơn, phần sân bên phải người chơi luôn được định nghĩa là sân chắn và sẽ giao cầu từ điểm 0 sang ô chéo sân bên đối phương. Hai bên sẽ đánh qua lại trong phạm vi của sân cầu lông được quy định trong luật cầu lông đơn cho đến khi cầu không còn trong cuộc.

Nếu bạn giành được điểm thì tiếp tục phát cầu từ ô bên cạnh (Tức ô lẻ bên tay trái).

Nếu đối phương giành được điểm thì sẽ phát cầu từ ô bên cạnh hồi nãy đứng giao cầu. Cứ như vậy điểm chẵn sẽ phát cầu ô chẵn, điểm lẻ sẽ phát cầu từ ô lẻ.

Những pha giao cầu hợp lệ

  1. Chân người giao cầu phải tiếp xúc với mặt sân, không dẫm vào vạch trước khi cầu chạm mặt vợt và bay đi.
  2. Cả 2 bên đều sẵn sàng, không bên nào có hành động trì hoãn, khi người nhận cầu chưa sẵn sàng thì người giao cầu không được đánh cầu cho đến khi đối phương ở tư thế sẵn sàng.
  3. Điểm chạm giữa cầu và mặt vợt thấp hơn hoặc bằng thắt lưng của người phát cầu và chiều cao phát cầu được quy định theo luật cầu lông đơn mới nhất là 1,15m.
  4. Khi cầu và mặt vợt tiếp xúc thì thân vợt phải hướng xuống dưới.
  5. Kể từ khi vợt được đưa ra sau quả cầu để thực hiện pha giao cầu thì mọi trì hoãn nào cho việc giao cầu đều bị xem là không hợp lệ và bị mất điểm.

Những pha giao cầu không hợp lệ

  1. Quả cầu giao đi chạm lưới sang phần sân đối phương nhưng không nằm trong ô giao cầu hợp lệ.
  2. Điểm chạm mặt vợt và cầu cao hơn thắt lưng hoặc cao hơn 1,15m.
  3. Cầu chạm bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể người chơi, tuy nhiên chạm khung vợt, thân vợt hoặc cán vợt mà không cham tay và thân người vẫn được coi là hợp lệ.
  4. Trì hoãn quá trình giao cầu sau khi vợt di chuyển ra phía sau cầu, nhấp nhử vợt khi giao cầu đều bị xem là phạm luật.

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.