Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Phụ kiện thể thao cần thiết đi kèm với vợt cầu lông

15 Tháng Mười Hai, 2023
188

Cầu lông là một môn thể thao đối kháng phù hợp để bạn lựa chọn tập luyện hoặc giải trí, bạn có thể đánh đôi hoặc đánh đơn. Cầu lông là một sự lựa chọn phù hợp mà bạn có thể lựa chọn để rèn luyện sức khỏe và thể chất. Ngày nay cuộc sống ngày càng phát triển đi đôi với đó là con người càng lựa chọn thể thao nhiều hơn, thể thao mang lại nhiều lợi ích, tốt cho sức khỏe nói chung cũng như độ dẻo dai, tốc độ phản xạ nhanh nhẹn. Để chơi được môn thể thao này thì bạn cần phải có những đồ dùng gì. Các thiết bị cần thiết để chơi cầu lông trong một giải đấu hoặc trong sân của bạn có thể thay đổi tùy theo mức độ quan trọng của trận đấu như với giải chuyên nghiệp sẽ cần nhiều vật dụng hơn các giải phong trào…

Phụ kiện cầu lông phù hợp có thể chuẩn bị cho bạn đối phó với mọi tình huống phát sinh và do đó tối đa hóa kinh nghiệm chơi của bạn. Mặc dù mọi người có thể có bộ phụ kiện chơi cầu lông riêng mà họ mang theo, nhưng chúng tôi đã tạo ra một danh sách các phụ kiện chính mà chúng tôi cảm thấy là cần thiết cho hầu hết người chơi.

1. Vợt cầu lông- Dụng cụ cầu lông quan trọng nhất

Vợt cầu lông là một dụng cụ chơi cầu lông vô cùng quan trọng không thể thiếu cho mỗi tay chơi cầu. Việc sở hữu 1 cây vợt cầu lông cho riêng mình là điều cần thiết. Người chơi có thể một hoặc nhiều vợt nhằm mục đích sơ cua, phòng khi một cây bị đứt cước thì có thể thay thế, hoặc người chơi muốn trải nghiệm nhiều dòng vợt khác nhau bởi mỗi cây vợt có những thông số khác nhau phù hợp với từng lối đánh khác nhau. Vì vậy bạn nên có ít nhất một cây vợt phù hợp với lối đánh của mình, và nếu có điều kiện hơn thì có thêm các cây vợt khác nhằm phòng khi cây vợt chính bị đứt cước, gãy hoặc trải nghiệm các lối đánh.

1.1 Dây cước

Chọn cước đan vợt cầu lông cũng là việc quan trọng nhất chỉ tính sau chọn vợt cầu lông. Suy cho cùng, cước đan vợt cầu lông mới là nơi trái cầu tiếp xúc. Sau khi “tậu” được một cây vợt cầu lông như ý, công việc mà bạn cần làm ngay sau đó chính là chọn cước đan vợt cầu lông phù hợp với lối chơi và lực tay của mình.

Đầu tiên bạn nên quan tâm tới sức căng của cước:

Sức căng của cước thì ảnh hưởng thế nào đến việc đánh cầu. Một cách vắn tắt, người ta thể hiện sự liên hệ giữa “sức căng” với “sự khéo léo” và “sức mạnh” trong đánh cầu như sau:
Higher Tension = More Control (sức căng của cước lớn hơn đồng nghĩa với việc kiểm soát đường cầu tốt hơn);
Lower Tension = More Power (sức căng của cước ít hơn, đồng nghĩa với việc đánh cầu có sức mạnh hơn).

Tại sao lại như vậy? cước đan chùng (sức căng thấp) sẽ giãn nhiều hơn khi tiếp xúc trái cầu. Ngay sau khi chạm vào trái cầu cước sẽ đàn hồi lại độ dài cũ của nó. Chính sự đàn hồi ngay của cước đã “tiếp thêm sức mạnh” cho cú đánh, ngoài sức mạnh của người đánh! Trong khi đó, với cước đã đan rất căng, sự giãn rồi co của cước là rất ít. Do đó sức mạnh của cú đánh gần như chỉ tùy thuộc sức mạnh của người chơi, chứ không có “sức mạnh được tiếp thêm” từ cước. Tuy nhiên trong trường hợp này, vì “mọi việc” đều tùy ở người chơi nên điều đó cũng đồng nghĩa người chơi hoàn toàn kiểm soát cú đánh của mình, điều khiển được đường cầu và hướng cầu.

Điều quan tâm thứ hai đó là Khả năng và lối chơi của bạn: Bên cạnh việc có một cây vợt trợ lực tốt, một loại cước cầu lông phù hợp với lối chơi của bạn cũng giúp tăng khả năng áp đảo đối thủ hơn. Vừa tiết kiệm sức bền, nâng cao trình độ, tạo cảm giác đánh thích hơn. Mỗi người có mỗi lối chơi, lực tay, điều kiện khác nhau nên chúng ta sẽ chọn dây và số kg đan khác nhau.

Ngoài ra, việc chọn cước đan vợt cầu lông phù hợp còn tùy thuộc một số yếu tố phụ nữa như nhiệt độ không khí, độ ẩm môi trường và chất liệu loại cầu đánh (cầu nhựa hay cầu lông).

1.2 Quấn cán 

Đối với người chơi cầu lông, quấn cán là rất cần thiết cho cây vợt của mình. Quấn cán vợt cầu lông giúp tối đa hóa hiệu suất đánh cầu của bạn. Bên cạnh đó, có thể giúp hấp thụ mồ hôi chảy ra từ cánh tay của bạn; và tạo cho bạn một cảm giác thoải mái khi cầm vợt trong suốt quá trình luyện tập cũng như thi đấu giúp tăng năng suất và tạo hiệu quả tốt hơn cho người chơi cầu lông.

Hiện nay trên thị trường, quấn cán vợt cầu lông sẽ có 3 loại chính đó là dây quấn thay thế, dây quấn trơn và dây quấn vải. Ngoài ra cũng có nhiều loại dây quấn khác nhưng không phổ biến bằng.

Cuốn cán cao su non ( Cuốn cán Yonex, Vs, Winstar) đây là loại thông dụng nhất với một câu cao su non dài, sẽ có 2 lớp, một lớp dán có dán ni lông thì mặt sau lớp ni lông sẽ là mặt để tiếp xúc với tay. Bóc phần ni lông và cuốn sao cho phù hợp với tay của mình và kết thúc bằng băng dính keo đi theo để để cố định

Dây quấn vải ( cuốn vải VS, Yonex) thường được làm bằng bông giúp hấp thụ mồ hôi rất tốt. Tuy nhiên, cách quấn cán vợt cầu lông bằng dây quấn vải sẽ rất dày và đôi khi nặng sẽ ảnh hưởng đến mức độ cân bằng của vợt. Nếu bạn thường xuyên ra mồ hôi tay thì dây quấn vải là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Lưu ý khi cuốn sẽ có lớp băng dính 2 mặt phía trong nên khi cuốn cán sẽ không xếp chồng.

Dây quấn trơn cũng được làm từ vật liệu PU tương tự như dây quấn thay thế nhưng chúng mỏng hơn và rẻ hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn giúp cho bạn có một tay nắm cán dày hơn để có thể nắm chặt hơn khi đánh cầu lông.

1.3 Miếng dán nặng đầu

  • Nhiều người đang sử dụng những chiếc vợt thiên thủ và công thủ toàn diện theo thời gian họ cảm nhận không còn phù hợp với lối đánh của mình nữa. Để tiết kiệm chi phí thì giải pháp là tăng độ nặng đầu của vợt cầu lông lên giúp những cú đánh thêm uy lực và dồn ép đối thủ. Từ đó ghi điểm trực tiếp và chiến thắng một cách dễ dàng hơn.
  • Có những vận động viên họ muốn tăng uy lực của cú đánh thường sẽ làm đầu vợt của mình nặng thêm. Nhưng để đánh những chiếc vợt cầu lông có độ nặng đầu cao thì đòi hỏi người chơi phải có cổ tay thật cứng và khỏe để có thể kiểm soát được lực của nó.
  • Bảo chất của những cây vợt cầu lông nặng đầu là những cây vợt thiên về tấn công và là loại vợt mà có lực khi đánh được dồn vào đầu nhiều hơn. Tăng độ nặng đầu cho cây vợt giúp tăng thêm lợi thế trong những cú đập cầu vì trọng lượng tăng thêm giúp tăng thêm lực cho những cú đánh này.

Cách làm nặng đầu vợt cầu lông

  • Thêm vào đó việc tăng độ nặng đầu vợt cầu lông đặc biệt hữu dụng trong những pha đánh cầu qua lại giữa 2 bên vì ta có thể tạo những đường cầu dài và những cú lót cầu dài và sâu. Tuy nhiên nhược điểm khi chúng ta tăng độ nặng đầu vợt cầu lông là khả năng phòng thủ.
  • Vì làm nặng đầu vợt cầu lông nên khả năng phản ứng và độ linh hoạt của cây vợt sẽ bị giảm xuống trước những cú đánh của đối thủ. Trọng lượng của phần đầu vợt khi được tăng độ nặng lên sẽ tác động trực tiếp và gây áp lực lên cổ tay của bạn khi bạn thực hiện những cú tạt cầu hay những cú chặn cầu.
  • Ngoài tác dụng tăng độ nặng đầu vợt cầu lông nhằm gia tăng thêm khả năng tấn công thì băng dán nặng đầu vợt cầu lông còn giúp bảo vệ khung vợt giúp tránh những tình huống va chạm không đáng có sảy ra. Tránh tình trang xước răm hay mẻ vợt từ đó tăng độ bền cho cây vợt hơn.

2. Giày cầu lông – Dụng cụ cầu lông cần thiết nhất

Giày cầu lông là dụng cụ cần thiết trong Phụ kiện thể thao cần thiết đi kèm với vợt cầu lông. Để chọn một đôi giày cầu lông tốt có cả đệm và hỗ trợ bên đầy đủ, giữ cho bạn an toàn trong khi cho phép bạn di chuyển tự do trên sân. Giữ vững cường độ cao, giày chuyên cầu lông được thiết để người chơi di chuyển đa hướng trên sân với khả năng bức tốc nhanh. Vì vậy không chỉ là một đôi giày thể thao mà là một đôi giày cầu lông đúng chuẩn sẽ giúp người chơi tối đa hóa tốc độ di chuyển trên sân, đồng thời giảm thiểu khả năng bị chấn thương như lật cổ chân, trượt chân,…

3. Bao hoặc balo cầu lông- Món đồ thiết yếu

Các bạn không thể bước vào sân trong tình trạng tay xách nách mang đúng không? Một cái túi hoặc balo để đựng hết tất cả dụng cụ và phụ kiện cầu lông bạn mang theo là giải pháp cho vấn đề trên. Túi và balo cầu lông đều được thiết kế với các ngăn chuyên đựng vợt, giày, quần áo cũng như một số phụ kiện khác. Túi thường có dung tích to hơn so với balo. Nếu bạn thích sự tiện lợi, không có quá nhiều vật dụng cần mang theo bạn có thể dùng balo. Nếu bạn có nhiều vợt, nhiều quần áo hoặc bạn thường mang hộ đồ cho bạn bè, hội nhóm thì có thể dùng túi.

4. Quả cầu lông

Một trong những dụng cụ chơi cầu lông không thể thiếu đó chính là cầu lông. Đa số các sân cầu lông có bán quả cầu lông tuy nhiên mức giá có phần cao hơn thị trường. Người chơi có thể mua cầu ở các cửa hàng bên ngoài rồi mang vào trong sân, như vậy có thể tiết kiệm chi phí nhưng bù lại sẽ có phần bất tiện khi phải mang quá nhiều món đồ.

Loại quả cầu lông mà bạn nên nhận tùy thuộc vào trình độ chơi của bạn. Bạn nên luôn mang theo một ống quả cầu lông phù hợp với lối chơi và phong cách chơi của mình. Quả cầu lông có thể là loại nhựa tổng hợp hoặc bằng lông vũ. Các loại lông được làm từ cánh trái của ngỗng hoặc vịt.

Hầu hết hiện nay các bạn sẽ thường chơi thể thao ở CLB hoặc các sân đội nhóm, trong đó sẽ tổ chức thuê sân và mua cầu cho cả đội nên nhiều trường hợp bạn cũng không cần dùng đến cầu riêng mà có thể dụng theo đơn vị bạn tham gia đánh cầu.

5. Quần áo cầu lông

Hãy chọn quần áo có trọng lượng nhẹ, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Điều này sẽ hấp thụ mồ hôi trong suốt trò chơi và sau đó khô nhanh chóng. Giúp áo không bị ướt đẫm mồ hôi. Nếu quần áo chơi cầu lông không “nhanh khô”, nó sẽ quá nặng vì mồ hôi đang thấm quá nhiều. Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất chơi cầu lông, đặc biệt là về tốc độ!

Chắc rằng bạn sẽ không muốn mặc quần áo bó sát khi chơi cầu lông. Nó hạn chế chuyển động và tính linh hoạt. Mặt khác, quần áo rộng sẽ không thoải mái khi tăng khả năng cản gió. Vì cầu lông là một trò chơi của tốc độ và sự linh hoạt, hãy chọn những bộ quần áo vừa vặn. Hãy tìm bộ trang phục mà bạn cảm thấy thoải mái, đặc biệt là khi bạn căng cơ.

Đặc biệt sau khi chơi cầu ra nhiều mồ hôi bạn nên thay sang một bộ trang phục khác để tránh bị ngấm mồ hôi dẫn đến cảm, hay trước khi ra về cũng nên thay đồ để hạn chế bị nhiễm cảm hay các trường hợp ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhé.

6. Tất (vớ) cầu lông

Dù nghe hơi kỳ lạ nhưng vớ cũng đóng một vai trò rất quan trọng khi chơi cầu lông. Vì phải di chuyển nhiều nên chân bạn rất dễ ra mồ hôi. Bạn đừng nghĩ loại vớ nào cũng giống nhau. Một đôi vớ chất lượng tốt sẽ thấm hút mồ hôi nhanh, từ đó giúp chân bạn cảm thấy thoải mái hơn.

7. Quấn cán vợt cầu lông

Quấn cán là phụ kiện cầu lông quan trọng đi kèm với vợt cầu lông. Quấn vợt cầu lông chuẩn sẽ giúp làm giảm đi độ ẩm và tránh sự trơn trượt khi sử dụng vợt để chơi. Một cây vợt dùng lâu ngày sẽ mất đi khả năng hút mồ hôi và không còn độ xám nên rất khó điều khiển trong lòng bàn tay. Tay cầm vợt sẽ rất trơn, dễ bị rơi khỏi tay và vì thế sau một thời gian sử dụng vợt (khoảng 1-2 tháng) bạn cần thay dây quấn vợt cầu lông để đảm bảo. Nếu đôi tay của bạn ra nhiều mồ hôi thì bạn cần phải thay dây quấn vợt thường xuyên hơn vì vợt dùng lâu ngày sẽ không thấm hút mồ hôi và gây ra cảm giác khó chịu cho bạn.

Quấn vợt cầu lông giúp tay cầm vợt cầu lông của bạn tránh tích tụ các loại vi khuẩn và vi trùng gây hại. Tay cầm vợt là nơi tiếp xúc nhiều nhất giữa tay và vợt. Nếu sử dụng vợt lâu ngày mà bạn không thay dây quấn vợt thường xuyên thì tay cầm vợt của bạn sẽ dễ tích tụ vi khuẩn có hại. Những vi khuẩn đó có thể truyền từ vợt lên tay của bạn và gây ra một số tác hại cho tay như gây ngứa, sưng hoặc mẩn đỏ…

8. Các loại phụ kiện bảo vệ như: Băng cổ tay, cổ chân trong cầu lông

Băng bó cơ, dán cơ: nếu bạn đã từng bị chấn thương ở các khớp như vai, cổ tay, gối, cổ chân, thì việc mang theo dụng cụ hỗ trợ như băng bó cơ hoặc băng dán cơ là hết sức cần thiết.

Cuối cùng là một số vật dụng như băng cổ tay cầu lông, băng khuỷu tay cầu lông, băng chân hoặc băng thấm hút mồ hôi. Các vật dụng được sinh ra để hỗ trợ bạn trong quá trình thi đấu có thể bảo vệ các cơ tốt làm giảm và hạn chế chấn thương khi chơi đánh cầu lông.

Đối với các môn thể thao đòi hỏi phải di chuyển linh hoạt và xử lí nhiều tình huống bất ngờ của cầu lông thì bạn không nên bỏ qua các phụ kiện bảo vệ tay, chân này để tránh gặp những chấn thương đáng tiếc.

 

Khăn lau mồ hôi: Một cái khăn bông lau mồ hôi cũng là một phụ kiện cầu lông sẽ giúp người chơi thoải mái hơn. Khăn có thể dùng để lau mặt, tay, chân.

Băng chặn mồ hôi: Có thể mang theo băng chặn mồ hôi tay hay băng chặn mồ hôi trán, mục đích là để hạn chế mồ hôi chảy từ trán xuống mắt gây khó chịu cho người chơi cũng như hạn chế mồ hôi chảy từ tay xuống cán vợt.

9. Kéo cắt lưới 

Trong trường hợp, đã sử dụng vợt cầu lông trong thời gian dài, lưới cầu lông sẽ bị xước dần và đứt. Khi lưới bị đứt cần phải dùng kéo cắt ngay toàn bộ mặt lưới. Bởi lưới trên vợt thường được căng với mức căng cao, việc đứt một sợi dây sẽ khiến cho lực căng trên mặt vợt không đồng đều làm cho khung vợt dễ bị sập. Cắt lưới ngay sau khi vợt bị đứt lưới nên được thực hiện càng nhanh càng tốt, nhất là với các cây vợt đắt tiền, được làm từ những chất liệu cao cấp.

10. Nước uống và đồ ăn nhẹ 

Vận động ra mồ hôi nhiều sẽ khiến cho người chơi bị mất nước, và cũng tiêu tốn một nguồn năng lượng không hề nhỏ vì vậy việc mang theo nước để uống và một chút đồ ăn nhẹ khi ra sân là hết sức cần thiết. Mất nước, hạ đường huyết quá nhiều có thể khiến cơ thể suy nhược, chóng mặt thậm chí ngất xỉu. Người chơi có thể uống nước lọc hoặc sử dụng các loại nước bổ sung khoáng, các loại thực phẩm bổ sun năng lượng chuyên dùng khi chơi thể thao.

 

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.