Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Tìm hiểu về căng cước 4 nút chuẩn yonex và điểm khác biệt của nó với căng cước 2 nút

15 Tháng Mười Hai, 2023
2720

Tìm hiểu về căng cước 4 nút chuẩn yonex và điểm khác biệt của nó với căng cước 2 nút. Những tưởng việc đan cước vợt thì bất kì kiểu đan nào cũng đem lại hiểu quả như nhau. Nhưng không phải vậy, đan vợt được chia ra thành 2 kiểu đan riêng biệt đó là đan vợt 2 nút và đan vợt 4 nút. Tìm hiểu về 2 cách đan vợt này, Fbshop cung cấp cho bạn đọc bài viết chi tiết sau khi nhận được nhiều phản hồi thắc mắc từ khách hàng, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

1. Căng cước 2 nút

Ưu điểm: Cước rất căng dàn đều trên cả mặt vợt vì chỉ có 2 nút thắt. dây chỉ bị chùng ở dây cuối cùng lúc chốt.
Nhược điểm: Lực dây ngang và dọc là 1 nên lúc đứt cước thì vợt sẽ bị méo vì dây đứt rồi dãn sẽ không đều

Đan 2 nút với các loại vợt có hệ thống gen : 72 lỗ, 80 lỗ, 88 lỗ, 96 lỗ…
Hầu như các shop đều đan kiểu 2 nút truyền thống là cách đan từ một bên vợt qua hết dây dọc rồi tới dây ngang, sau khi chốt xong sợi dây 10m sẽ dư 1 đoạn dài, khoảng 4 tới 5 cây vợt đan như vậy sẽ có thể đan được 1 cây vợt với dây nối

2. Căng cước 4 nút chuẩn yonex

 Đan 4 nút chuẩn yonex là cắt sợi cước ra làm đôi, bắt đầu dây dọc đan từ giữa vợt đều ra 2 bên và thắt nút (2 nút). tiếp tục đan từ dây ngang đến hết (2 nút). Đa số dành cho vợt có hệ thống gen 76 lỗ. Có một số loại vợt lỗ gen nhỏ mà nhà sx họ đã tính là buộc phải đan dây có đường kính nhỏ và không cho chia lỗ. 

Ưu điểm: Lực ngang lực dọc  được tách rời nên khi vợt đứt cước, đa phần là chỉ đứt 1 dây 1 chiều ( hoặc dọc hoặc ngang) nên mặt vợt không biến dạng nhiều làm ảnh hưởng tới khung. Nhưng dù căng cách nào thì các bạn cũng  nên cắt ngay cước khi bị đứt.

Nhược điểm: Cước không được căng như đan 2 nút vì chúng ta có 4 nút thắt và có 3 dây mối thắt. Nên tại mặt dây dọc 2 dây áp sát ngoài cùng sẽ không được căng như các dây còn lại do là nút thắt. Vì vậy mặt vợt sẽ không được căng đều như đan 2 nút và sẽ nhanh xuống cân hơn.

Có một điều mà các hãng không hề nhắc tới tại sao nên căng 4 nút . Đan 4 nút hãng có thể xác định được mức căng có bị quá không khi vợt của bạn gặp sự cố trong thời gian bảo hành. Vì khi đứt dây thì đa phần chỉ đứt dây 1 chiều dọc hoặc ngang. Nên chiều còn lại dây vẫn giữ nguyên nên sẽ xác định được mức căng nhờ thiết bị đo.

 Một số loại vợt của các hãng yêu cầu phải đan 4 nút, nếu không khi gặp sự cố họ sẽ không bảo hành (trong thời hạn bảo hành) và đảm bảo giữ nguyên hiện trạng (không cắt lưới) bởi vì hãng họ có thể xác định được mức căng dây có bị vượt thông số yêu cầu hay không. 2 ký hiệu thường thấy trên thân vợt :
H: Horizontal (mức căng dây ngang)
V: Vertical (mức căng dây dọc)

3. Vậy căng theo kiểu nào là tốt hơn?

Nếu nói rằng đan 4 nút hơn 2 nút thì cũng chưa hẳn là chính xác bởi còn yếu tố do stringer (người căng dây) nữa. Với cách đan từ giữa là của 4 nút là an toàn cho vợt thì với đan 2 nút vẫn có cách đan từ giữa ra và chốt ở dây ngang trên và dưới. Các bạn nên biết là đan giữa ra thì 2 dây ở giữa vợt đầu tiên sẽ bị chùng hơn. Điều này sẽ thấy rõ khi bạn đánh, 2 dây đó sẽ bị xô dây vì đủ số kg (lbs). Và đòi hỏi người đan phải có kinh nghiệm xử lý để 2 sợi dây đó có số kg (lbs) bằng với các dây còn lại.

Đứng từ góc độ tâm lý khách hàng cũng dễ thấy được rằng hầu như khách đều muốn vợt căng hơn, căng hơn bình thường thì lại càng tốt. Thế nhưng, nên biết rằng mỗi cây vợt chỉ được thiết kế để chịu tải trọng khi căng nhất định. Vì vậy, bạn hãy chọn cho mình một địa chỉ uy tín và có kinh nghiệm trong việc căng vợt để cây vợt của mình luôn trong tình trạng tốt nhất.

Tham khảo cơ sở căng vợt uy tín tại Hà Nội tại đây. 

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.