Ưu điểm hàn vợt cầu lông – Cách hàn vợt cầu lông
Vợt cầu lông là một trong những dụng cụ cầu lông cực kì quan trọng đối với người chơi. Trong quá trình tập luyện và thi đấu cầu lông, có thể vì một số nguyên mà không may cho người chơi là vợt cầu lông bị gãy. Đối với nhiều người chơi có điều kiện về kinh tế thì sẽ nghĩ đến mua một cây vợt mới. Tuy nhiên, đối với những người chơi chưa có điều kiện về kinh tế thì hàn vợt cũng là một cách giải quyết. Bài viết dưới đây sẽ chia sẽ những ưu điểm và hướng dẫn cách hàn vợt cầu lông Carbon.
1. Hàn vợt cầu lông khi nào?
Do sử dụng lâu hoặc do va chạm không mong muốn mà vợt cầu lông của bạn bị gãy khung hay gãy đũa. Gãy vợt thì có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là bởi 4 nguyên nhân chính sau:
– Vợt cầu lông bị gẫy do va chạm vợt vào nhau , do đập vợt vào đít cầu (cạch cầu)
– Vợt bị đè lên dẫn đến gãy, méo (vấn dề bảo quản)
– Vợt cầu lông bị gãy đũa vợt.
– Vợt bị lún Gen do căng vợt nhiều lần với mức căng cao (sập khung vợt)
2. Phương pháp hàn vợt cầu lông carbon
Phương pháp hàn bằng Carbon là một trong những phương pháp khá hay có thể sửa chữa thiết bị thể thao, tennis đặc biệt là vợt cầu lông.
Với phương pháp sửa chữa cũ khi vợt cầu lông bị gãy là độn lõi sắt hay kim loại bên trong vợt. Với phương pháp này có rất nhiều nhược điểm như: Vợt sẽ rất nặng hơn so với ban đầu, khung vợt có thể chịu sức căng không cao sau khi sửa chữa và khi hoàn thành sẽ rất xấu, thiếu thẩm mĩ. Đối với vật liệu hàn là Carbon siêu nhẹ và cứng, do hàn không độn lõi nên không làm ảnh hưởng nhiều đến độ ổn định khung vợt sau khi hàn. Vợt có được độ cân bằng tốt nhất, sự sai lệch về trọng lượng là rất nhỏ. Sau khi hàn khung vợt có thể chịu sức căng cũng khá cao và mối hàn tương đối gọn đẹp, thẩm mỹ.
Ưu điểm:
– Vì là vật liệu siêu nhẹ, siêu bền và hàn bằng phương pháp không độn lõi bằng sắt hay kim loại nên phần nào đảm bảo về trọng lượng vợt. Có thể có thay đổi nhưng không đáng kể như vật liệu cũ.
– Mối hàn gọn và đúng chu vi mặt cắt khung vợt hơn, bề mặt mối hàn nhẵn, thường sẽ khó nhìn thấy mối hàn nếu không để ý.
– Sau khi hàn vợt có thể đan tiếp lần lưới sau với sức căng thấp hơn một chút để đảm bảo đồng nhất về lực tác động lên toàn bộ khung.
– Chi phí hàn vợt thấp, thường sẽ không đến 200.000 VND cho một mối hàn, vì vậy với những cây vợt đắt tiền không may bị gãy thì đây là cách vừa tiết kiệm cho người chơi bởi không phải ai cũng có điều kiện để nhanh chóng mua vợt mới.
Nhược điểm:
– Tùy vào góc gãy của vợt và tình trạng gãy mà quyết định xem có hàn được hay không, nên có trường hợp không phải lúc nào cũng hàn được.
– Với khung bị gãy ở những góc 10h, 11h hay 4h, 5h tình trạng lệch khung sau khi hàn là rất cao, tuy trọng lượng thay đổi không nhiều nhưng tính đồng bộ của khung giảm đi, khó tránh cảm giác đánh bị lệch, bị rung, hay tạch cầu.
3. Cách hàn vợt cầu lông carbon
Sau khi hàn xong vẫn đảm bảo về tính thẩm mĩ cao, vết hàn Carbon thường đẹp và gọn với bề mặt nhẵn. Vì vậy nếu điều kiện chưa cho phép, thay vì tạm ngưng đam mê vì gãy vợt, hãy mang vợt của bạn đi hàn, thời gian chờ đợi không lâu và giá hàn hợp lí.
Đối với phương pháp sửa chữa vợt cầu lông, hàn vợt cầu lông carbon sẽ bao gồm các bước sau:
– Trước tiên, làm sạch vết gãy vợt cầu lông: loại bỏ sơn ban đầu và các vết nứt trong các mảnh vỡ sợi cacbon, màng nhựa, các hạt bụi.
– Dùng 1 tấm Carbon mỏng quấn quanh chỗ bị gẫy quấn chặt xung quanh bên ngoài của vợt hàn ngay khúc gãy. Đưa chỗ hàn vào máy ép nhiệt, máy này sẽ vừa ép vừa nung chỗ hàn, làm cho lá carbon cùng thân vợt chảy ra, liên kết lại với nhau cho đến khi khúc gãy hợp nhất với vợt.
– Bước cuối cùng là chờ nguội và gọt dũa, sơn lại cho đẹp là hoàn thành kỹ thuật hàn vợt carbon đơn giản và dễ dàng, vợt cầu lông được sửa chữa có cùng một hiệu ứng vợt, và trọng lượng chỉ tăng thêm 0,8 đến 1 gram.
Tìm kiếm
Tin tức liên quan