Ve cầu đúng kĩ thuật và Top những pha ve cầu đỉnh cao của VĐV
Cách ve cầu lông đúng kỹ thuật hay còn gọi là đánh cầu trái tay là phương pháp được hầu hết mọi người tìm hiểu và luyện tập nhằm đa dạng lối đánh cũng như hạn chế những điểm yếu mà đối phương có thể tận dụng. Ve cầu là một trong những kỹ thuật cơ bản nhưng vô cùng cần thiết cho cả người mới chơi và người chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không phải người chơi cầu lông nào cũng thực hiện tốt kỹ thuật này.
Hãy cùng FBShop tìm hiểu rõ hơn về Ve cầu đúng kĩ thuật và Top những pha ve cầu đỉnh cao của VĐV ngay thôi nhé.
1. Cách ve cầu lông đúng kỹ thuật
- Khi đối phương đánh cầu sang cần phải phán đoán tốt phương hướng và điểm rơi của cầu đến, nhanh chóng quay người, di chuyển bước chân về phía sau bên trái.
- Dùng chân phải bước chéo chân đến vạch cuối sân ở phía biên dọc bên trái, lưng đối diện với lưới. Trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải, sao cho cầu rơi ở phía trên bên phải cơ thể. Trước khi đánh vào cầu, nhanh chóng chuyển đổi thành cách cầm vợt trái tay, giữ vợt ở trước ngực phải, mặt vợt hướng lên trên khi tiếp xúc đánh cầu đi.
- Sau khi đánh cầu tay cầm vợt có thể theo đà quán tính vung ra trước và xuống dưới phía bên trái rồi thu vợt về trước thân người. Cùng lúc đó chân trái lùi ra sau, chân phải bước ra trước trọng tâm chuyển từ chân sau ra chân trước.
2. Cách ve cầu lông thấp tay đúng kỹ thuật
- Cách ve cầu lông thấp tay đúng kỹ thuật cũng là một trong những động tác phòng thủ bên trái, khi cầu của đối phương đánh sang thấp dưới thắt lưng thì động tác này thường được sử dụng để đánh trả lại sân đối phương bằng đường cầu ngắn.
- Khi thực hiện kỹ thuật ve cầu, người chơi từ tư thế chuẩn bị cơ bản di chuyển nhanh chóng đến điểm cầu sẽ rơi. Khi dừng để đánh cầu thì tay cầm vợt và chân cùng phía với tay cầm vợt đã ở phía trên, người hơi xoay nhẹ về bên trái, trọng tâm dồn về chân trước, đầu vợt chúc bên trái, góc được tạo bởi cẳng tay và cánh tay vào khoảng 10 -110 độ.
- Khi người chơi thực hiện động tác đánh cầu trái tay thì phối hợp chuyển động người từ trái ra trước, đồng thời vợt được cẳng tay lăng từ trái ra trước. Điểm tiếp xúc giữa vợt và cầu ở ngang đầu gối thẳng mũi chân trước. Trong lúc thực hiện kỹ thuật này ta cũng nên sử dụng cổ tay linh hoạt của mình để điều khiển hướng đi của cầu theo ý muốn.
3. Cách ve cầu lông cao tay đúng kỹ thuật
- Người chơi phải xác định được hướng cầu và điểm rơi mà hơi nghiêng người về sau, chân phải hơi kiễng, xoay người, hướng vai về phía lưới trọng tâm chuyển về chân phải. Khi đánh cầu trái tay, tay phải đưa về trước rồi gập vào, cùi chỏ ngang vai dùng sức đánh cầu bằng mặt trái của vợt.
- Khi chuẩn bị động tác đánh cầu, thân người chơi quay lưng ngược lại với lưới, trọng tâm cơ thể dồn vào chân phải. Trong khi thực hiện động tác di chuyển, cần phải nhanh chóng chuyển từ cầm vợt thuận tay sang cầm vợt trái tay, cánh tay giơ ngang khuỷu tay cong lại, khiến cánh tay đặt ở trước ngực, vợt cầu để trước ngực trái, mặt vợt đưa lên, hoàn thành động tác giơ vợt.
- Khi thực hiện động tác ve cầu, cánh tay nhanh chóng đưa lên, vung chếch về phía bên phải, cổ tay nhanh chóng thu về, ngón cái giữ chặt cán vợt, tạo ra lực bột phát, dùng mặt vợt chính đáng vào dưới đế cầu, trọng tâm cơ thể từ chân phải chuyển sang chân trái đồng thời nhanh chóng chuyển mình quay về vị trí trung tâm sau khi đánh cầu.
4. Cách cầm vợt cầu lông trái tay đúng kỹ thuật
- Hãy đảm bảo rằng mình đã thực hiện cách cầm vợt trái tay đúng để có một cú trả cầu đẹp – chuẩn – ăn điểm. Nếu bạn chưa biết về cách cầm vợt trái tay, hãy theo dõi tiếp phần dưới đây
- Trên cơ sở các kỹ thuật đánh cầu lông thuận tay, ngón cái và ngón trỏ đưa chuôi vợt hơi quay ra ngoài. Điểm tựa của ngón cái ở trên mặt rộng của cạnh trong hoặc ở gờ nhỏ của cạnh trong.
- Ngón giữa, ngón áp út và ngón út khép lại nắm chặt lấy chuôi vợt. Đầu mút của chuôi vợt áp sát vào phần tiếp giáp bàn tay với ngón út, làm cho lòng bàn tay một khoảng trống, cạnh của vợt hướng vào bên trái cơ thể, mặt vợt hơi ngửa ra sau.
- Khi đưa tay vào cán vợt thay vì ở tư thế bắt tay như cầm vợt thuận tay thì ở phần cầm vợt trái tay, ngón cái sẽ đè lên cán vợt và có thể tập trung hết lực lên cán vợt.
Chú ý: Bạn không nên cầm vợt quá chặt. Nếu cầm quá chặt, cơ tay của bạn có thể bị căng quá mức, từ đó gây hạn chế khả năng vận động cổ tay. Đôi lúc, bạn cũng có thể sử dụng các ngón tay (chủ yếu là ngón cái) để hỗ trợ thêm cho các chuyển động cổ tay.
5. Cách di chuyển trong đánh ve
Trong kỹ thuật rờ ve trái tay trong cầu lông có 2 tình huống di chuyển: Di chuyển chủ động và di chuyển bị động
Di chuyển chủ động trong đánh rờ ve thường sẽ xuất hiện ít hơn so với di chuyển bị động và sẽ gồm có 3 bước là một bước kép và một bước đón cầu, sau đó quay về lại vị trí trung tâm sân cầu để đón đường cầu tiếp theo.
Còn với động tác di chuyển bị động trong đánh ve thì cũng tương tự đánh chủ động là một bước kép và một bước đón cầu, tuy nhiên trọng tâm sẽ hạ thấp hơn và di chuyển cũng phải với tốc độ nhanh hơn để đáp trả những đường cầu nhanh, thấp từ phía đối phương, sau đó quay lại vị trí trung tâm. Hạ trọng tâm thấp sẽ giúp bạn quay lại vị trí giữa sân sẽ nhanh hơn.
6. Hướng dẫn kỹ thuật ve cầu lông trái tay cơ bản
Để thực hiện được kỹ thuật ve cầu lông trái tay cơ bản hay còn gọi là đánh cầu trái tay (backhand), ta chia ra làm các yếu tố như tư thế và Vị trí cầm vợt. Tư thế ve cầu lông chuẩn trong kỹ thuật ve cầu lông trái tay là yếu tố giúp cho chúng ta có thể thực hiện kỹ thuật đánh ve cầu lông một cách dễ dàng và chuẩn nhất. Để thực hiện kỹ thuật ve cầu lông, ta đang trong tư thế chuẩn bị chờ cầu đối phương, khi đối đánh cầu về phía cuối sân bên ta sẽ có các trường hợp phổ biến là cầu bay lên cao về cuối sân và cầu bay ngang về cuối sân khi đó chúng ta sẽ cần động tác ve cầu trái tay để trả cầu về cho sân đối phương.
6.1 Kỹ thuật ve phông cầu
- Trong kỹ thuật ve phông thì có 2 kỹ thuật giống như thuận tay là phông cao sâu thẳng, phông cao sâu chéo, chủ yếu là người chơi cần phải biết cách bẻ mặt vợt tiếp xúc với cầu thì mới có thể hình thành đúng kỹ thuật.
- Để thực hiện kỹ thuật ve phông thẳng về cuối sân thì bạn phải đón cầu trên cao, trước mặt, lúc này mặt vợt mở ra và tiếp xúc thẳng với cầu, khuỷu tay và cổ tay phát lực vừa phải đẩy cầu đi cao sâu về phía cuối sân. Còn để có thể phông cầu chéo về cuối sân thì động tác vẫn như ve phông thẳng nhưng lúc này bạn sẽ bẻ mặt vợt xéo khi tiếp xúc với cầu.
6.2 Kỹ thuật ve chặt, chém cầu trái tay
- Với kỹ thuật ve chặt cầu trái tay thì có động tác ve chặt thẳng và ve chặt chéo. Động tác thực hiện thì tương tự kỹ thuật ve phông bên trên, vẫn đón cầu ở trước mặt nhưng sẽ khác ở chỗ là, mặt vợt khi tiếp xúc với cầu sẽ úp xuống thay vì mở ra như ve phông.
- Sau đó dùng lực từ cổ tay và khuỷu tay để ép, chặt cầu xuống qua phần sân đối phương. Ngay cả ve chặt chéo cũng thế, bạn chỉ cần bẻ mặt vợt nghiêng nhiều hơn một chút khi tiếp xúc với cầu để cầu bay chéo xuống.
- Trong khi thực hiện kỹ thuật ve cầu hay cho dù những kỹ thuật khác thì bạn hãy nên thả lỏng cơ thể, đừng quá gồng cứng sẽ gây khó khăn trong việc di chuyển.
6.3 Kỹ thuật ve đập trái tay
- Kỹ thuật ve đập trong cầu lông là một trong những kỹ thuật ve tương đối khó và cũng ít khi được áp dụng nhiều trong thi đấu. Kỹ thuật này phù hợp với những bạn tự tin về kỹ thuật ve tốt của mình bởi vì nó đòi hỏi bạn phải sở hữu cổ tay cũng như lực tay chắc khỏe.
- Hầu hết những kỹ thuật rờ ve trong cầu lông là tương đối giống nhau và cả kỹ thuật ve đập cũng thế. Bạn cần di chuyển chủ động đón cầu trên cao, mặt vợt khi tiếp xúc với cầu sẽ úp xuống để cầu bay cắm xuống phần sân bên đối thủ.
- Ở kỹ thuật ve đập, bạn sẽ gập khuỷu tay và cổ tay xuống, sau đó tì ngón cái vào cán vợt nhằm phát lực nhiều hơn để cầu bay nhanh và cắm, khiến đối phương không kịp phản ứng.
6.4 Kỹ thuật ve cầu lông nâng cao
- Kỹ thuật ve cầu lông trái tay trong nâng cao, so với kỹ thuật đánh ve cầu lông cơ bản thường có 3 động tác đó là ve cầu chéo về cuối sân, ve cầu chéo về góc phần lưới của đối phương và ve cầu đập (Backhand Smash).
- Như đã nói trên để thực hiện kỹ thuật ve cầu lông trái tay nâng cao tốt thì người chơi phải thành thạo kỹ thuật ve cầu lông cơ bản, có lực cổ tay tốt và dẻo dai. Để ve cầu chéo về phần sân phía đối phương, cách cầm vợt sẽ tỳ ngón cái lên mặt vát của cạnh vợt để mở rộng biên độ ve cầu, cũng giống như động tác ve cầu cơ bản, ta phán đoán đánh vào vị trí điểm rơi cầu, lúc này ta sẽ vung vợt, dùng cổ tay điều khiển mặt vợt xéo về hướng chéo sân đối phương, lập tức vung vợt đánh trả cầu chéo về sân đối phương.
- Còn kỹ thuật ve cầu đập (Backhand Smash), ta cần có một lực cổ tay thật tốt và dẻo dai. Hãy sẵn sàng vào tư thế ve cầu, ta không đợi cầu bay ngang vai hay ngang người, mà nên canh cầu bay thấp hơn vị trí tiếp xúc cầu cao nhất của mặt vợt, hãy vung thật nhanh và mạnh mặt vợt theo đường vòng cung từ trên xuống quả cầu, thì lúc này mặt vợt có lực đè từ trên xuống quả cầu giống như đập cầu thuận tay, cầu sẽ bay cấm thẳng xuống mặt sân đối phương.
7. Một số bài tập giúp bổ trợ lực cổ tay để đánh ve hiệu quả
Do động tác kỹ thuật rờ ve cầu là kỹ thuật tương đối khó nên bạn cũng ưu tiên tập luyện cổ tay sao cho chắc khỏe để có thể phát lực hiệu quả và hạn chế chấn thương. Dưới đây là một số bài tập với mức độ từ nhẹ đến nặng để bổ trợ thêm lực cho cổ tay.
Bạn hãy nhớ, ở mọi bài tập giãn cơ cổ tay thì bạn cần thực hiện chậm và kỹ để có thể cảm nhận và vận dụng được các nhóm cơ một cách tốt nhất.
7.1 Mở rộng cánh tay để tiếp cận cầu
- Bạn phải mở rộng cánh tay của mình trên không trung để tiếp cận cầu. Đồng thời, bạn cần đảm bảo rằng mình sử dụng hết lợi thế của ngón cái, vai và cổ tay. Đừng căng cơ quá mức, nếu không bạn sẽ làm hạn chế các chuyển động của cánh tay và cổ tay. Hãy cố gắng thư giãn cơ bắp khi thực hiện kỹ thuật này.
7.2 Đánh cầu ở vị trí cao nhất
- Bạn nên đánh quả cầu ở vị trí cao nhất có thể để tạo ra một đường cầu mượt và sâu hướng xuống phần sân của đối phương.
- Bạn nên di chuyển nhanh hơn về phía quả cầu để giúp cú đập cầu thêm “dữ dội”. Về chuyên môn, đây còn được gọi là “bơm tốc độ”.
7.3 Không dồn quá nhiều sức vào cú đánh
- Khi bạn mới tập kỹ thuật đánh cầu lông trái tay, đừng dồn quá nhiều sức vào cú đánh của mình. Việc dồn quá nhiều sức có thể khiến bạn thực hiện sai kỹ thuật. Trong giai đoạn này, kỹ thuật quan trọng hơn sức mạnh. Khi đã thuần thục cách đập cầu lông trái tay, bạn có thể tăng dần sức mạnh để giúp cú đánh thêm hiệu quả.
7.3 Tạo sự thăng bằng
- Lực vung vợt trái tay có thể quá mạnh và khiến bạn mất thăng bằng. Vì vậy, bạn hãy tận dụng cánh tay không cầm vợt của mình để giữ thăng bằng cho cơ thể.
7.4 Luyện tập lực ở cổ tay
- Kỹ thuật đánh cầu lông trái tay hay kỹ thuật đánh cầu lông trái tay cuối sân đòi hỏi người chơi phải có lực ở cổ tay thật mạnh. Ngoài luyện tập các kỹ thuật thì bạn cũng nên có những bài tập để tăng sức mạnh cho cổ tay.
- Một trong các dụng cụ luyện tập cổ tay cơ bản đó là Power Ball. Đây là là một trò chơi khá thú vị, vừa giúp tăng sức mạnh của cơ tay, vừa vui vì có thể thi đấu đọ tốc độ. Powerball đặc biệt thích hợp để khởi động làm nóng trước khi chơi tennis, giúp tay khỏe hơn, phòng tránh chấn thương.
7.5 Dùng tạ tay
Có thể nói, tạ tay là một trong những dụng cụ cũng như có thể áp dụng được nhiều bài tập bổ trợ nhất cho phần tay. Bạn có thể tập từng tay hoặc hai tay một lúc. Bài tập thực hiện như sau:
- Bài tập 1: Tựa cánh tay úp lên một cái ghế thấp hoặc bàn và để lộ bàn tay ra ngoài. Sau đó cầm tạ và nâng tạ lên từ từ bằng cổ tay để cảm nhận. Thực hiện từ 8-12 lần, có thể nâng mức tạ lên nếu quá nhẹ với bạn.
- Bài tập 2: Thực hiện tương tự bài tập trên nhưng lần này sẽ ngửa cánh tay lên và cuộn tạ bằng cổ tay từ dưới lên. Thực hiện từ 8-12 lần.
- Bài tập 3: Lắc, xoay cổ tay với tạ từ 8-15 lần.
Top những pha ve cầu đỉnh cao của VĐV
1. Taufik Hidayat
Nhắc đến Taufik Hidayat người xem cầu lông không thể bỏ qua những pha ve cầu với lực cực mạnh làm nên thương hiệu của anh chàng này.
2. Lee Chong Wei vs Lin Dan
3. Axelsen vs Zwiebler
4. Nguyen Tien Minh vs Lin Dan
5. Kento Momota vs Hu Yun
Tìm kiếm
Tin tức liên quan