Vệ sinh giày cầu lông đơn giản và chuẩn nhất hiện nay
Giày cầu lông là dụng cụ rất quan trọng cho người chơi cầu lông. Một đôi giày tốt không chỉ bảo vệ bàn chân bạn tránh cho bạn khỏi bị chấn thương, mà còn giúp cho bạn di chuyển một cách linh hoạt nhẹ nhàng, và còn bảo vệ khớp cổ chân, bảo vệ đầu mũi và gót chân, giúp chân giảm chịu chấn động, giảm trượt sang hướng chuyển động. Do vậy, giày cầu lông là dụng cụ rất quan trọng và cần thiết cho người chơi cầu lông.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại giày cầu lông đa dạng về thương hiệu, mẫu mã, có chất lượng cao cho đến giá thành. Vậy nên việc sở hữu cho mình một đôi giày cầu lông chất lượng cao ở thời điểm hiện tại không còn là điều khó khăn. Giày cầu lông có thể sử dụng lâu hay không thì việc bảo quản, vệ sinh là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Tùy thuộc vào mức độ cao cấp của đôi giày mà độ bền của nó cũng tương ứng nên việc sử dụng giày cầu lông lâu dài cũng như giặt giày cầu lông sao cho đúng cách cũng là cách để tăng độ bền cho đôi giày của bạn. Hãy cùng Fbshop tìm hiểu thêm về Vệ sinh giày cầu lông đơn giản và chuẩn nhất.
1. Vì sao phải vệ sinh, bảo quản giày cầu lông đúng cách?
Sau khi chơi cầu lông, cả bên trong lẫn bên ngoài giày đều có vết bẩn từ việc ma sát với nền, mồ hôi từ chân thấm qua vớ. Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn có hại phát triển môi trường sống gây mùi hôi, ẩm móc, ảnh hưởng đến chất lượng giày và nghiêm trọng hơn là gây khó chịu cho người chơi.
Vì tính chất vận động nhiều nên mồ hôi cũng tiết ra nhiều, tích tụ nhiều vi khuẩn có thể gâu mùi khó chịu nên vệ sinh giày thể thao – giày cầu lông đặc biệt hơn. Chưa kể bên ngoài giày như đế giày chịu ma sát nhiều dẫn đến lớp bề mặt bị bào mòn, ảnh hưởng đến khả năng chống trượt, độ bám của giác, gây nguy hiểm hơn cho người mang. Vì vậy, việc bảo quản và vệ sinh giày sau khi chơi cầu lông là vô cùng quan trọng.
2. Cách vệ sinh giày cầu lông bị bám bụi, vết bẩn nhỏ
Khi giày bị bám bụi, vết bẩn nhỏ, các bạn vệ sinh cho từng bộ phận của giày cầu lông theo hướng dẫn dưới đây:
- Đế ngoài giày cầu lông: Các bạn dùng khăn giấy ướt hay bàn chải sợi nhỏ (bàn chải đánh răng cũ) vệ sinh sơ qua để đẩy đi các bụi bẩn bám trên giày. Nếu bạn muốn vệ sinh kỹ hơn thì có thể lau thêm các kẽ trên bề mặt đế để đảm bảo các khe rãnh của giày không bị ẩm hay có vật gì khác mắc kẹt bên trong.
- Mũi giày, 2 bên má giày: Phần mũi giày thường phải tiếp xúc, chịu ma sát với mặt sân nhiều nên rất dễ bị trầy xước. Các bạn có thể dùng khăn ướt lau nhẹ qua rồi lau sạch vết bẩn, sau đó để giày cầu lông ở nơi mát mẻ, thông thoáng gió.
Lưu ý: Các bạn không phơi giày dưới ánh nắng trực tiếp bởi có thể khiến giày bị ố vàng hay bị tróc vải. Ngoài ra, các bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng để vệ sinh giày tốt hơn hoặc bạn cũng có thể dùng gôm tẩy để chà sát nhẹ ở những vết bẩn nhỏ, độ bám không sâu không gây tổn hại bề mặt giày.
3. Cách vệ sinh toàn bộ giày khi sử dụng nhiều, lâu, vết bẩn lớn
Một số lưu ý trước khi vệ sinh giày:
- Tháo dây giày và miếng lót giày để vệ sinh riêng, tuyệt đối không được ngâm giày trong nước mà chỉ có thể dùng bàn chải lông nhỏ để vệ sinh bụi bẩn.
- Không dùng quá nhiều lực lên để “chà giày”, như vậy sẽ làm bong tróc sớ vải, khiến vải sẽ bị mục qua thời gian.
Hiện nay đa số các đôi giày cầu lông đều được sản xuất với vật liệu là da tổng hợp, đây là chất liệu dễ dàng vệ sinh với những vết bẩn như bụi, những vệt nước bẩn nhỏ nhưng nếu để trong môi trường ẩm ướt như ngâm nước thì sau một thời gian, lớp da sẽ bị bong tróc nhìn rất xấu và các bạn cũng không nên sử dụng dung dịch tẩy rửa cao như nước tẩy sinh hoạt.
Tiến hành vệ sinh giày cầu lông:
Các bạn cần một cái bàn chải đánh răng cũ và kem đánh răng thay vì chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh thật kỹ những vết bẩn đã có từ lâu trên đôi giày. Sau đó làm ướt bàn chải với nước và cho 1 ít kem đánh răng lên đó, xong tiến hành chà nhẹ lên các bề mặt của đôi giày từ mũi giày, hai bên hông giày, phần lưỡi gà cho đến gót giày.
Tiếp theo các bạn xả sạch giày với nước nhiều lần. Sau đó, vo tròn giấy báo cho vào bên trong giày để thấm bớt nước sau khi xả rồi phơi giày ở nơi thoáng mát, tuyệt đối không phơi giày trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, vì sẽ gây phai màu, tróc keo, vải bị mục và dễ bung các đường chỉ.
Khi đã vệ sinh giày xong thì đến miếng lót giày, bạn dùng chanh chà lên miếng lót giúp khử trùng tốt hơn sau đó phơi khô ở nơi thông thoáng. Với dây giày, bạn chỉ cần cho 1 ít kem đánh răng hoặc một ít nước cốt chanh vào dây giày được làm ướt sau đó bóp, vò đều tay rồi xả sạch với nước, phơi khô nơi thông thoáng là được.
4. Cách bảo quản và khử mùi cho giày cầu lông
- Để bảo quản giày tốt hơn, các bạn chỉ nên mang giày cầu lông trong khu vực thảm chuyên dụng hoặc trong sân cầu lông, hạn chế mang ra các môi trường đất, đá, sỏi như giày thông tường do tính chất bề mặt đế giày đặc biệt và nên có một túi đựng giày để mang giày theo.
- Sau khi dùng xong, không nên cho tất dù đã sử dụng hay tất sạch vào bên trong giày. Mọi người thường có thói quen nhét tất vào trong giày khiến cho giày không được thông thoáng, bị ẩm mốc và bốc mùi khó chịu.
- Form giày cầu lông khá vững nên các bạn chỉ cần đặt bình thường ở nơi thông thoáng, hoặc có thể dùng shoes tree (dụng cụ cố định form giày) đặt vào bên trong để giày luôn đúng form và thông thoáng.
- Nếu sau khi vệ sinh giày xong, dùng giày được vài lần mà có mùi khó chịu, các bạn có thể xử lí nhanh bằng cách dùng bã trà, bột baking soda, bã cà phê trải dài ra giấy rồi đặt vào bên trong giày và chỉ sau 1 đêm sẽ có hiệu quả rõ rệt.
5. Một số lưu ý khi vệ sinh giày cầu lông
Một số lưu ý khi vệ sinh giày cầu lông bạn cần biết:
- Không sử dụng máy giặt để giặt giày: Giặt giày bằng máy giặt sẽ làm giảm độ bền của giày và khiến đôi giày bị rách hoặc biến dạng.
- Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh: Các chất tẩy mạnh sẽ làm phai màu và mòn giày, làm cho chất lượng của giày kém đi và có thể bị bong tróc hoặc nổ chất liệu da. Các bạn chỉ nên sử dụng chất tẩy nhẹ nhàng hoặc xà bông, pha chất tẩy với nước sau đó mới sử dụng bàn chải chà nhẹ nhàng lên vết bẩn.
- Không dùng máy sấy để sấy khô giày: Sử dụng máy sấy sẽ làm cho đôi giày khiến cho chất keo dán giày dễ chảy và nhanh hỏng hơn, tốt nhất là để giày ở nơi khô thoáng và có nhiệt độ vừa phải với gió tự nhiên.
- Không nên để tất trong giày: Đa số mọi người sau khi thi đấu xong nhét cả tất vào giày để mang về nhà và quên nó luôn trong giày, sẽ gây ra mùi khó chịu cùng với một lớp ẩm mốc trong giày.
- Cách giữ cho giày luôn có form chuẩn và khô thoáng: Các bạn có thể dùng giấy báo cũ hoặc những miếng lót giày, nên sử dụng các loại giấy có khả năng hút ẩm giúp cho đôi giày thêm sạch sẽ và khô thoáng hơn, tránh tình trạng ẩm mốc.
- Sử dụng các đôi giày luân phiên nhau: Nếu là cầu thủ chuyên nghiệp hoặc thường xuyên chơi cầu lông, bạn nên sắm cho mình ít nhất từ 2 đôi giày trở lên và sử dụng giày chơi cầu lông luân phiên nhau tránh việc phải sử dụng giày ẩm mốc, giày ướt, giày lâu rồi chưa được vệ sinh, sẽ làm giảm tuổi thọ của giày và gây khó chịu khi sử dụng.
Tìm kiếm
Tin tức liên quan