Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Vợt hay kĩ thuật quan trọng hơn khi đánh cầu lông?

15 Tháng mười hai, 2023
1033

Vợt hay kĩ thuật quan trọng hơn khi đánh cầu lông? là câu hỏi được nhiều người chơi quan tâm khi tham gia bộ môn cầu lông. Đối với người chơi cầu lông, việc sở hữu một cây vợt cầu lông phù hợp là điều quan trọng nhất. Mỗi người có một lối chơi khác nhau, nhưng ai cũng cần một cây vợt phù hợp với mình, bởi mỗi người có một lối chơi, kĩ năng khác nhau. Do đó có thể nói vợt sẽ bổ trợ tốt hơn cho người chơi. Sử dụng một cây vợt không phù hợp với bản thân có thể làm giảm đi 10 – 20% hiệu quả . Nếu bạn có lối đánh tấn công Mạnh Mẽ, chuyên Đập cầu lại bắt họ sử dụng cây vợt nhẹ, thiên về khả năng Bắt Lưới khi thi đấu ở cùng một cấp độ thì không thể nào làm họ phát huy được hết khả năng của mình, không những vậy mà nó còn gây cản trở rất nhiều ở lối đánh của họ.

Tuy nhiên nếu sử dụng một cây vợt yêu cầu trình độ kĩ thuật cao, lực cổ tay tốt nhưng bạn chưa phù hợp để thuần thì sẽ không thể phát hưu được các ưu điểm của cây vợt, ngược lại có thể sẽ phản tác dụng, nếu bạn có cổ tay chưa tốt mà sử dụng những cây vợt có khối lượng cao sẽ dễ dẫn đến chấn thương, đau cổ tay và các chấn thương khác.

I. Cách chọn Vợt Cầu Lông sao cho phù hợp với bản thân

1. Trọng lượng vợt

  •  Thường thì trọng lượng vợt được biểu thị bằng thông số U, càng lớn vợt càng nhẹ và ngược lại U càng nhỏ vợt sẽ càng nặng.
  • Các trọng lượng vợt thường gặp là 2U, 3U, 4U và 5U (2U: 90g – 94g; 3U: 85g – 89g; 4U: 80g – 84g; 5U: <80g).
  • Vợt có trọng lượng lớn hơn (U nhỏ hơn) thường có khả năng chịu lực tốt hơn và mức độ căng lưới cao hơn.
  • Với cân nặng trung bình của người Châu Á thì mức 4U (80g – 84g)  là mức khối lượng được ưu chuộng và phù hợp nhất, một số người có cổ tay khỏe thì có thể chọn 3U, còn phụ nữ và trẻ em hoặc người mới tập chơi thì nên chọn vợt 4U hoặc 5U (dưới 80 gr).

(2)          Cán cầm

  • Thông số G thường được ghi ngay cạnh chữ U với ký hiệu như 4U G3, G biểu diễn độ lớn của tay cầm: G (grip) càng lớn thì cán vợt càng nhỏ. Các dòng vợt cầu lông phân phối cho thị trường Châu Á thường là G4, G5,G6  – cán cầm nhỏ, trong khi đó ở Châu Âu, Mỹ cán vợt thường lớn hơn (G2, G3). Việt Nam thường là G4, G5,G6
  • Tùy theo hãng sẽ có sự quy định khác nhau về kí hiệu thông số này nhưng cơ bản vẫn dựa trên chu vi tay cầm phổ thông của khách hàng ( vd : lining sử dụng S1,S2 , Fleet có G2¬ G5 yonex,….)

(3)          Điểm Swing

Đó là đơn vị đo “Trọng lượng xoay – Trọng lượng khi vung vợt” sẽ giúp chúng ta biết được là vợt cầu lông cảm giác nặng hay nhẹ khi nó chuyển động.

  • Có một số phương pháp tự thực hiện để xác định trọng lượng xoay, nhưng cách chính xác nhất là kiểm tra vợt trên máy trọng lượng xoay. Bạn kẹp tay cầm vào máy, đẩy khung và để máy lắc lư. Máy sẽ cung cấp cho bạn một con số (kg/cm2) cho biết cần bao nhiêu năng lượng để di chuyển vợt cầu lông qua cung tròn. Con số này càng cao, trọng lượng vung vợt càng cao.
  • Trọng lượng tĩnh của vợt càng nặng thì trọng lượng xoay cao, trọng lượng tĩnh vợt nhẹ thì trọng lượng xoay thấp.
  • Cây vợt càng dài thì trọng lượng xoay cao, cây vợt càng ngắn thì trọng lượng xoay thấp hơn.
  • Có thể hiểu nôm na SW là “cảm giác” nặng khi vung vợt. Nghĩa là 2 cây vợt có cùng SW thì khi vung chúng ta có “cảm giác chúng nặng như nhau mặc dù trọng lượng tĩnh (weight) của chúng khác nhau.
  • Nếu hiểu đúng bản chất thì SW là lực TỐI ĐA (hay gọi là lực tiềm năng) mà một cây vợt CÓ THỂ tạo ra khi chạm vào cầu. Đại lượng này tính bằng đơn vị kg/cm2. VD: cây vợt có SW = 293 nghĩa là khi chạm vào bóng thì nó có thể tạo ra 1 lực tối đa là 293kg trên mỗi cm2.
  • Điểm cân bằng của vợt càng cao (carbon dồn về đầu vợt nhiều) thì trọng lượng xoay cao, và ngược lại. Nhìn chung điểm swing càng cao thì công càng đầm nhưng tốn sức hơn và ngược lại

(4)          Điểm cân bằng

–          Cách đọc thông số vợt cầu lông qua điểm cân bằng: Điểm cân bằng à 1 con số cụ thể để đánh giá vợt nặng, nhẹ đầu. Trong vợt cầu lông thì hầu hết coi những vợt có bp < 285mm là nhẹ đầu, từ 285-295mm là cân bằng đến hơi nặng đầu, >295mm là rất nặng đầu. Điểm cân bằng của vợt chỉ ra rằng vợt nặng hay nhẹ. Điều này khá quan trọng, ảnh hưởng đến phong cách đánh và hiệu quả thi đấu.

–          Vợt thủ nhẹ đầu (light head) hay defensive (thủ):  khả năng linh hoạt và điều cầu càng cao nhưng hạn chế ở khả năng tấn công không được uy lực.  Balance Point < 285mm

–          Vợt cân bằng (even balance): Vượt trội trong khả năng điều cầu và trên lưới. Tấn công cũng tương đối tốt điển hình. BP từ 286-295mm

–          Vợt công nặng đầu (heavy head) hay offensive (công): Đây là điển hình cho dòng vợt tấn công uy lực,  phù hợp với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân.BP > 296mm

(5)          Sức căng

–          Căng vợt cầu lông đúng số kg và phù hợp nhất với lối đánh cũng như kỹ thuật của người chơi là cực kì quan trọng.

–          Nếu bạn đang căng vợt quá số kg quy định của nhà sản xuất thì sẽ có thể hư hỏng nếu căng vợt không đúng với cách đánh cũng như trình độ của bạn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất đánh cầu cũng như có thể gây chấn thương.

–          Thông số LBS trên vợt chính là chỉ số hiện thị cho mức chịu lực của vợt. Mức cân của các tay vợt chuyên nghiệp thường là 28-32 lbs. (12.7-14.5 kg) nếu bạn là một người chơi tốt thì mức cân cho vợt của bạn dao động trong khoảng từ 10kg đến 11,5kg còn với người mới bắt đầu: 19-21 lbs (8.6-9.5 kg).

(6)          Độ dẻo thân

–          Biểu thị cho khả năng uốn của thân vợt khi phát lực, vợt dẻo sẽ trợ lực hơn nhưng sẽ bị chậm khu thủ và ngược lại

Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố phụ khác như kiểu mặt vợt, chiều dài vợt và kiểu khung vợt nhưng các nhân tố này ảnh hưởng không nhiều nên có thể tìm hiểu dần.

 

3. Phân tích, mô tả, đánh giá lối chơi và đối tượng phù hợp sản phẩm

Phân tích theo các thông số của vợt để có được nhận xét chính xác nhất

Các công nghệ vợt, điểm đặc biệt, màu sắc thiết kế

Đánh giá và nhận xét lối chơi và đối tượng người chơi phù hợp

Các lối chơi phổ biến và kiểu vợt thích hợp

(1)          Lối chơi thiên công
  •         Được đa phần người chơi hướng đến bởi sựu mạnh mẽ và đẹp mặt, lối chơi tấn công được biết tới với những cú smash uy lực để lấy điểm từ đối thủ, lối chơi này người chơi sử dụng 2 đường cầu chính là phông và đập. Ưu điểm của lối chơi này là đẹp mắt áp đảo đối thủ, thích cảm giác quyết định trận đấu bằng những đường cầu nhanh và mạnh.
  •         Vì vậy nên những cây vợt phù hợp sẽ là những cây vợt phù hợp với 2 đường cầu chính là phông và đập, để hiệu quả thì những sản phẩm vợt sẽ ưu tiên chỉ số BP cao > 296mm
  •         Bên cạnh đó sẽ còn chỉ số độ dẻo thân và trọng lượng, đa phần càng thiên nhiều về công sẽ ưu tiên thân vợt dẻo để có nhiều trợ lực hơn, tuy nhiên với một thân quá dẻo và đầu quá đầm sẽ xuất hiện tình trạng đầu vợt không ổn định với nhưng tay vào lực mạnh, trọng lượng thì tay càng tốt càng sử dụng trọng lượng nặng hơn cho cảm giác đầm tay hơn
  •         Với những cây vợt thiên công mà thân cứng là để bù lại khả năng xoay sở và thủ một cách nhanh hơn cũng như cho một đầu vợt ổn định hơn
  •         Yêu cầu của những cây vợt thiên công sẽ là một cổ tay tốt để có thể sử dụng một cách hiệu quả cây vợt
(2)          Lối chơi thiên thủ – phản tạt
  •         Lối chơi thủ về cơ bản sẽ ngược lại với lối chơi thiên công, đây sẽ là những người chơi theo đuổi lối lấy thủ bù công, cho đối thủ công và sử dụng lợi thế tốc độ và sự khéo léo để đánh bại đối thủ, lối chơi này thường do những người chơi kinh nghiệm sử dụng
  •         Vì đặc điểm ngược lại nên sản phẩm vợt cho lối chơi này thông số cũng tương đối ngược nhưng đặc điểm chính vẫn về điểm BP, điểm BP của những cây vợt này thường < 285mm kèm với đấy là một thân vợt cứng để cho tốc độ ra vợt nhanh và những đường cầu như ý
  •         Những cây vợt này thường có một thân vợt cứng và trọng lượng nhẹ để lấy ưu thế về tốc độ, ưu điểm của lối chơi này là sự nắm bắt và dẫn dắt trận đấu, trình độ tuy yêu cầu cao hơn nhưng cổ tay không cần thiết phải quá khỏe nên những người chơi tay yếu có thể cân nhắc hướng đến.
(3)          Lối chơi công thủ toàn diện
  •         Như cái tên thì đây là một sự kết hợp cân bằng giữa 2 lối chơi kể trên đặc điểm lối chơi này là linh hoạt chuyển đổi giữa các lối chơi tùy vào trận đấu và đối thủ tuy nhiên với những người chơi tìm cảm giác công hoặc thủ hoàn toàn thì rõ nhiên đây không phải lựa chọn tốt nhất
  •         Về dòng vợt sử dụng cho lối chơi này thì cũng là các thông số trung hòa giữa 2 dòng vợt , điển BP của các sản phẩm này sẽ nằm trong ngưỡng 285-295mm kèm thân vợt cứng hoặc dẻo , trọng lượng nặng hoặc nhẹ sẽ tùy khả năng sử dụng cổ tay của người chơi
  •         Ưu điểm của dòng vợt này là phù hợp với đại đa số người chơi, dễ làm quen dễ sử dụng dễ vận dụng cào các lối đánh khác nhau tuy nhiên chưa cho cảm giác lối chơi rõ ràng

·         Tuy vậy những sản phẩm này sẽ phù hợp nhiều cho những người mới chơi hoặc những người chơi thích sự thay đổi linh hoạt lối chơi để phát triển sâu lối chơi về sau này

II. Các kĩ thuật trong cầu lông

1. Kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản đầu tiên là cách cầm vợt

Kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản nhất mà bạn cần biết chính là kỹ thuật cầm vợt. Cầm vợt đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường cầu bay cũng như giúp người chơi hạn chế tối đa nguy cơ chấn thương cổ tay. Cách cầm vợt phù hợp sẽ giúp bạn thực hiện tốt cả những cú đánh cầu thuận tay lẫn trái tay.

Vợt hay kĩ thuật quan trọng hơn

Vợt hay kĩ thuật quan trọng hơn

Cầm vợt đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các đường cầu và hạn chế tối đa chấn thương cổ tay

Cách cầm vợt cũng tương tự như cách bắt tay. Ngón cái của bạn nên được đặt thoải mái trên bề mặt rộng hơn của tay cầm. Những phần còn lại của bàn tay được đặt tương tự như khi bắt tay.

Bạn nên cầm vợt một cách thoải mái, tránh cầm quá chặt. Việc cầm vợt quá chặt sẽ hạn chế sự linh hoạt trong các chuyển động và cũng dễ dẫn đến các chấn thương cổ tay nếu chơi trong thời gian dài.

Có 2 kỹ thuật cầm vợt trong cầu lông là thuận tay và trái tay. Điểm khác nhau duy nhất giữa 2 kiểu cầm vợt này chính là vị trí đặt các ngón tay:

  • Đưa ngón trỏ về phía trước song song với cán vợt khi thực hiện các cú đánh thuận tay.
  • Đưa ngón cái về phía trước song song với cán vợt khi thực hiện các cú đánh trái tay

2. Kỹ thuật di chuyển chân

Dù diện tích của sân cầu lông đã được giới hạn nhưng việc di chuyển từ phần sân này sang phần sân kia trong quá trình chơi cầu lông không phải là một vấn đề đơn giản. Các kỹ thuật chân đóng vai trò quan trọng giúp bạn di chuyển một cách có trình tự và hiệu quả hơn.

Trên thực tế, nhiều huấn luyện viên còn đánh giá cao tầm quan trọng của kỹ thuật di chuyển chân hơn các kỹ thuật khác.Để di chuyển chân một cách hiệu quả, bạn cần nhớ rằng:

  • Luôn ghi nhớ vị trí bắt đầu (vị trí nền)
  • Chỉ di chuyển 1 bước sang ngang
  • Chỉ di chuyển 2 – 3 bước về phía trước hoặc phía sau.

3. Kỹ thuật giao cầu

Giao cầu là một trong những kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản nhất mà bạn cần thành thạo. Bên cạnh việc thực hiện các kỹ thuật giao cầu khó, bạn cũng nên nắm rõ các luật giao cầu để có một cú giao cầu hợp lệ và tránh những lỗi có thể xảy ra. Có 2 kỹ thuật giao cầu thường gặp trong cầu lông, tùy thuộc vào đường bay và cách tiếp đất của cầu.

Giao cầu cao tay

Những cú giao cầu cao tay giúp bạn đưa cầu sang phần cuối sân của đối thủ. Bạn nên thực hiện các cú giao cầu cao tay trong trường hợp đối thủ có khả năng thực hiện các cú đập cầu mạnh. Đối thủ của bạn cũng có thể đánh trả cú giao cầu cao tay này bằng những cú lốp cầu hoặc những cú bỏ nhỏ cầu qua lưới.

Thông thường, bạn nên giao cầu vào phần sân trái tay của đối thủ vì đây được xem là điểm yếu của đa số những người chơi cầu lông.

Giao cầu thấp tay

Khác với giao cầu cao tay, giao cầu thấp tay giúp đưa cầu vào phần trên của sân đấu. Mục tiêu của cú giao cầu thấp tay là để cầu bay ngay phía trên lưới và đáp vào góc trên của sân. Trong trường hợp này, nếu giao cầu không tốt, đối thủ của bạn sẽ có cơ hội thực hiện một cú đập cầu để đáp trả.

4. Kỹ thuật đập cầu

Đập cầu là một trong những kỹ thuật mạnh mẽ và mang nhiều “quyền lực” nhất trong bộ môn cầu lông. Kỹ thuật này thể hiện bằng việc đánh cầu thật mạnh về phía đối thủ hoặc hướng xuống mặt sân cầu. Một cú đập cầu hoàn hảo sẽ khiến đối thủ của bạn không thể đánh trả. Có 3 kỹ thuật đập cầu mà bạn thường gặp là:

Vợt hay kĩ thuật quan trọng hơn

Vợt hay kĩ thuật quan trọng hơn

Đập cầu thuận tay

Đập cầu thuận tay là một cú đập cầu cao phía trên đầu, kỹ thuật này tương tự với hành động ném bóng. Nếu có thể ném bóng tốt thì việc thực hiện một cú đập cầu thuận tay không phải là vấn đề gì quá khó khăn với bạn.

Đập cầu trái tay

Đây là một trong những kỹ thuật đánh cầu lông cơ bản “khó nhằn” nhất trong môn cầu lông. Ngay cả những vận động viên chuyên nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc thực hiện kỹ thuật này. Tuy nhiên, điều quan trọng để có được một cú đập cầu trái tay hoàn hảo chính là luyện tập thường xuyên và nắm rõ kỹ thuật. Để thực hiện một cú đập cầu trái tay, bạn cần tập cầm vợt trái tay một cách thật nhuần nhuyễn.

Bật nhảy đập cầu

Kỹ thuật bật nhảy đập cầu đơn giản chỉ là sự kết hợp của kỹ thuật bật nhảy và đập cầu thuận tay. Theo đó, bạn sẽ thực hiện cú bật nhảy trước khi tiến hành động tác đập cầu thuận tay.

Để lực đánh thêm mạnh, người chơi có thể sử dụng kỹ thuật bật nhảy đập cầu

5. Kỹ thuật bỏ nhỏ

được xem là một kỹ thuật cầu lông cơ bản nhưng hết sức tinh tế, có thể giúp bạn ghi điểm một cách dễ dàng. Bạn có thể thực hiện cả các cú bỏ nhỏ thuận tay hoặc trái tay. Kỹ thuật này buộc đối thủ của bạn phải đỡ cầu ở phần trước sân, từ đó tạo ra những lỗ hổng ở phần giữa và cuối sân. Tùy vào tình hình mà bạn có thể thực hiện các cú bỏ nhỏ với tốc độ nhanh chậm khác nhau.

6. Kỹ thuật lốp cầu

Kỹ thuật lốp cầu trong cầu lông có thể được hình dung là động tác đưa cầu qua lưới theo quỹ đạo hình chữ U ngược. Lốp cầu sẽ khiến cầu đáp ở vị trí gần các đường biên và gây khó khăn cho đối thủ trong việc đánh trả.

Khác với kỹ thuật bỏ nhỏ, kỹ thuật lốp cầu khiến đối thủ của bạn phải tập trung đánh trả cầu ở phần cuối sân, từ đó tạo nên những lỗ hổng ở phần trước và giữa sân để bạn có thể tấn công.

7. Kỹ thuật gài lưới

Gài lưới là kỹ thuật được thực hiện khi bạn đứng rất gần lưới và đánh một quả cầu sao cho nó có quỹ đạo xiêng thẳng xuống sàn, tương tự như khi đập cầu. Tuy nhiên, thay vì đứng ở vị trí cuối sân, lúc này bạn sẽ thực hiện cú đánh ngay trước lưới.

 

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.