Giỏ hàng
0

Giỏ hàng

Hiện tại giỏ hàng của bạn đang trống

Quay lại trang chủ

Những cách giúp bạn tránh chấn thương khi tập luyện và thi đấu cầu lông

15 Tháng Mười Hai, 2023
75

Cầu lông cũng như bất cứ một môn thể thao nào khác đều có chấn thương trong thi đấu cũng như trong tập luyện, nhẹ thì trẹo chân, sái tay còn nặng có thể dẫn tới gãy chân, gãy tay,…
Chấn thương có thể là do tai nạn những cũng có những chấn thương có thể tránh được nếu bạn có sự chuẩn bị kĩ càng và nghe theo những lời khuyên của những “nạn nhân” cũng như các tiền bối.
Nhằm giúp bạn đọc có những cái nhìn tổng quan nhất về chấn thương khi chơi cầu lông cũng như cách phòng tránh nó, Fbshop đã tổng hợp lại trong bài viết này mời bạn cùng theo dõi.

Image result for Đừng quên khởi động cầu lông

1. Sử dụng băng bó cơ bảo vệ những vùng cơ xung yếu của cơ thể

Khi chơi cầu lông rất dễ xảy ra tình trạng đau gần khuỷu tay, cẳng tay do vận động quá sức. Trong trường hợp này, sử dụng một băng bó cơ bảo vệ khuỷu tay có thể giúp giảm đau khi vận động, đồng thời ngăn chặn mồ hôi chảy xuống lòng bàn tay gây khó chịu trong quá trình chơi của bạn.

Bạn đọc có thể xem thêm các loại băng bó cơ bảo vệ cổ tay tại đây.

Sự di chuyển nhanh và những bước sải liên tục sẽ tạo áp lực rất lớn lên khớp gối. Chính vì thế, bạn đừng quên bảo vệ khớp gối trong quá trình chơi cầu lông bằng cách mang một băng khớp gối đàn hồi. Trong trường hợp khớp gối của bạn đã bị đau từ trước thì bạn nên mang một băng khớp gối có áp lực để cố định khớp gối tốt hơn và cũng bảo vệ hiệu quả hơn.

Bạn đọc có thể xem thêm các loại băng bó cơ bảo vệ khớp gối tại đây.

Một vật dụng không thể thiếu đối với những bạn hay chơi cầu lông là bảo vệ gót chân, cụ thể là bó gót chân. Điều này đặc biệt cần hơn đối với những bạn đã từng bị bong gân hoặc lật bàn chân. Bó gót chân giúp khớp cổ chân được ổn định hơn và giảm đau gót chân.

Bạn đọc có thể xem thêm các loại băng bó cơ bảo vệ gót chân tại đây.

2. Đừng quên khởi động

Với bất cứ môn thể thao vận động nào, bạn cũng cần phải khởi động, thả lỏng cơ thể trước khi thi đấu. Trong quá trình khởi động, hệ cơ ấm lên, giúp hệ thống tuần hoàn bơm máu giàu oxy hơn đến các cơ bắp. Vì bất cứ lý do nào, không khởi động mà bước vào thi đấu ngay khiến lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn bị tăng một cách đột ngột, rất dễ dẫn đến đột quỵ, căng cơ hoặc các tác dụng phụ nguy hiểm khác dẫn đến chấn thương.

Quá trình khởi động nên chia làm hai giai đoạn là khởi động chung, làm cho cơ thể từ từ ấm lên (tập tay, chân, hông, bụng, chạy nhẹ nhàng…). Hai là khởi động chuyên môn tùy theo từng môn thể thao, nhằm làm cho cơ thể sẵn sàng thích nghi với thi đấu.

Xem thêm các bài tập khởi động chuyên cho bộ môn cầu lông tại đây.

3. Không thi đấu khi bạn chấn thương

Vì quá đam mê thi đấu, không ít người chơi phong trào hoặc chuyên nghiệp nén đau, giấu chấn thương vào sân. Điều này rất nguy hiểm và nghiêm trọng. Bởi lẽ khi cơ thể vẫn chưa hồi phục, quá trình vận động mạnh càng làm cho chấn thương thêm nặng và tồi tệ nhất là nó có thể kết thúc sự nghiệp thi đấu.

Trên thực tế, rất nhiều cầu thủ chuyên nghiệp nén đau vào sân ở những trận đấu quan trọng khi chấn thương chưa kịp hồi phục. Nhưng sự cố gắng của họ thường không mang lại hiệu quả thi đấu cao. Với những VĐV chơi thể thao phong trào, khi cơ thể bị tổn thương, nên đi khám bác sĩ để điều trị và nghe theo lời khuyên của họ về thời điểm được trở lại thi đấu.

Image result for Không thi đấu khi bạn chấn thương cầu lông

4. Tập luyện các kỹ thuật thật kỹ

Đối với những người chơi cầu lông, đặc biệt là người mới chơi cần phải học thật kỹ và vận dụng thành thạo những kỹ thuật cầu lông cơ bản trước. Có những người luyện tập không đến và kết quả là kỹ thuật nào cũng biết nhưng không có kỹ thuật nào đúng cả. Và vấn đề là tập luyện lại càng khó khăn hơn rất nhiều so với lúc mới tập. Hơn nữa, việc sai kỹ thuật cũng có thể gây nên những chấn thương gây ảnh hưởng lớn tới việc tham gia thi đấu và tập luyện tiếp tục sau này.

Ngoài các yếu tố đã được đề cập bên trên, bạn cần phải kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn uống và thời gian tập luyện, đánh cầu đúng cách. Ăn uống không đủ dinh dưỡng sẽ làm chúng ta khó hồi phục hơn sau khi đánh cầu và dễ bị chấn thương. Thời gian đánh cầu nên thích hợp, không cố sức quá nhiều và học qua hướng dẫn cầu lông cơ bản, nâng cao để đánh cầu đúng cách sẽ giảm triệt để những chấn thương trong khi chơi cầu lông.

Bình luận

Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận về sản phẩm này.